Bồng nga truật: Vị thuốc bổ khí huyết, điều trị nhiều chứng bệnh
Tổng quan về bồng nga truật
Tên gọi, danh pháp
- Tên tiếng Việt: Bồng nga truật.
- Tên khác: Nghệ đen, ngải tím, tam nại, nga truật.
- Tên khoa học: Rhizoma Zedoariae, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Bồng nga truật là loại cây thân thảo, có chiều cao từ 1 - 1,5m. Lá có dạng mũi mác, dài 30 – 60 cm, rộng 7 – 8 cm, không có cuống, phần gốc có bẹ dài. Đầu lá nhọn, trên bề mặt xuất hiện các đốm tía dọc theo gân giữa, mép lá nguyên nhưng hơi gợn sóng.
Cụm hoa có dạng trụ, dài khoảng 20cm, rộng 5cm, mọc từ thân rễ và phát triển trên một cán bên cạnh thân có lá. Hoa thường nở trước khi cây ra lá. Lá bắc phía dưới có màu xanh nhạt, viền mép đỏ; lá bắc phía trên không mang hoa sinh sản, có màu vàng nhạt pha chút hồng ở đầu.
Hoa số lượng nhiều, màu vàng. Đài hoa dính thành ống, chia thành ba răng không đều, bên ngoài có lông. Tràng hoa dạng ống, dài gấp ba lần đài, với các thùy hình mũi mác. Bao phấn kéo dài, có cựa chẻ ngang, phần chung đới ngắn và dạng bản tròn. Chỉ nhị dính liền với các nhị lép. Cánh môi hoa có màu vàng, đầu hơi lõm và thuôn nhỏ ở gốc. Bộ nhụy có hình dùi, phần bầu có lông.
Thân rễ có hình nón, trên bề mặt xuất hiện các vân ngang và khía dọc. Từ thân rễ mọc ra các củ hình trụ, tỏa theo hình chân vịt. Khi bẻ ngang, phần bên trong có màu vàng nhạt, trong khi những củ già có các vòng màu xám. Ngoài dạng củ hình trụ, cây còn phát triển các củ có hình trái xoan hoặc hình trứng, màu trắng, với cuống dài và mảnh.
Bồng nga truật là cây thân thảo
Khu vực phân bố
Tại Việt Nam, bồng nga truật mọc hoang hoặc được trồng rộng rãi để sử dụng trong y học. Ngoài ra, cây cũng xuất hiện tại Trung Quốc, Sri Lanka và nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới khác.
Thu hái, chế biến
Bồng nga truật thường được nhân giống bằng thân rễ. Thu hoạch vào mùa đông. Người ta đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con, rửa sạch, nấu chín rồi thái lát và phơi khô. Ngoài ra, có thể chế biến bằng cách ngâm với dấm theo tỉ lệ 600g thân rễ bồng nga truật, 160g dấm và 160g nước, đun đến khi cạn, sau đó thái mỏng và phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của bồng nga truật là thân và rễ củ.
Thành phần hóa học của bồng nga truật
Nga truật có hàm lượng tinh dầu từ 1 – 1,5%, cùng với 3,5% chất nhựa và chất nhầy. Thành phần chính trong tinh dầu gồm các sesquiterpen, zingiberen và cineol. Ngoài ra, cây còn chứa curcumin, tinh bột cùng nhiều khoáng chất như kẽm, đồng, niken, sắt, mangan, crom, chì, canxi và kali.
Công dụng của bồng nga truật
Theo y học cổ truyền
Bồng nga truật có vị cay, đắng, tính ôn, quy vào kinh Can. Dược liệu này có tác dụng hành khí, phá huyết, khai thông bế kinh, thường được sử dụng để điều trị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, tích huyết và kinh nguyệt không thông do huyết ứ.
Theo y học hiện đại
Thí nghiệm trên chuột cống trắng cho thấy khi sử dụng bột thân rễ bồng nga truật, lượng mật tiết ra tăng lên, đồng thời quá trình bài tiết dịch vị dạ dày bị ức chế. Ngoài ra, bồng nga truật còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chức năng dạ dày và giảm đầy hơi.
Tinh dầu chiết xuất từ bồng nga truật có đặc tính kháng khuẩn mạnh.
Thân rễ bồng nga truật còn được sử dụng trong rượu bổ trường sinh. Công thức ngâm rượu gồm: 2,5g bồng nga truật truật, 25g lô hội, 5g long đởm thảo, 2,5g đại hoàng, 2,5g phan hồng hoa, 2,5g Polyporus officinalis. Tất cả được thái nhỏ, ngâm trong 2 lít rượu 60 độ trong 10 ngày, sau đó sử dụng với liều lượng 2 – 5 ml/ngày.
Tại Ấn Độ, nước sắc từ bồng nga truật kết hợp với hạt tiêu, quế và mật ong được dùng để hỗ trợ điều trị cảm lạnh.
Bồng nga truật có công dụng hành khí, phá huyết, khai thông bế kinh
►Xem thêm: Củ gấu (Hương phụ) - Loại cỏ dại nhiều công dụng cho sức khỏe
Cách dùng & liều dùng bồng nga truật
Bồng nga truật có thể sắc uống hoặc dùng dạng bột, liều lượng từ 3 – 6 g/ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ bồng nga truật
Bồng nga truật đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc từ xưa đến nay:
1. Trị đau do lạnh xâm nhập vào tâm
- Chuẩn bị: 30g mộc hương (lùi), 60g bồng nga truật ngâm rượu.
- Cách thực hiện: Tán nhuyễn các dược liệu thành bột, mỗi lần sử dụng 1,5g, uống kèm với giấm.
2. Điều hòa khí huyết, giảm đau lưng ở phụ nữ
- Chuẩn bị: Can tất, bồng nga truật (tỷ lệ bằng nhau).
- Cách thực hiện: Xay mịn thành bột, mỗi lần uống 6g cùng với rượu.
3. Giảm ọc sữa ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: Muối, bồng nga truật (lượng vừa đủ).
- Cách thực hiện: Sắc với nước, lọc bỏ bã, sau đó thêm một chút ngưu hoàng và cho trẻ uống.
4. Trị huyết tích, bế kinh
- Chuẩn bị: Nghệ vàng, nghệ trắng, bồng nga truật (lượng bằng nhau).
- Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống.
5. Giảm đau bụng do bế kinh
- Chuẩn bị: 1,15g xuyên khung, 9g bạch thược, 9g bạch chỉ, 9g thục địa, 6g bồng nga truật.
- Cách thực hiện: Nghiền thành bột mịn, mỗi lần uống 9g cùng nước muối, ngày uống 3 lần cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
6. Hỗ trợ liền xương khi bị gãy
- Chuẩn bị: 6g điền thất (nghiền riêng), 6g đài mã dược, 6g bồng nga truật, 6g đào nhân, 3g cốt toái bổ, 3g oai linh tiên, 3g hồng hoa, 3g thổ miết, 3g tam lăng, 3g xích thược, 3g tục đoạn, 3g trạch lan, 12g quy vĩ, 9g sinh địa.
- Cách thực hiện: Sắc các dược liệu với 500ml rượu, uống mỗi ngày 1 thang.
7. Giảm đau bụng và hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
- Chuẩn bị: 10g bạch chỉ, 10g bạch thược, 5g xuyên khung, 10g thục địa, 8g bồng nga truật.
- Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, mỗi lần uống 10g với nước muối nhạt, ngày 3 lần.
8. Thư giãn tiểu trường, giảm co thắt
- Chuẩn bị: 3g hành, 3g bột bồng nga truật.
- Cách thực hiện: Khi đói, uống bột nga truật kèm hành và rượu.
9. Giảm đau bụng co quắp ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: 3g a ngụy, 15g bồng nga truật.
- Cách thực hiện: Nghiền nát các nguyên liệu, đắp lên vùng bụng trẻ và sấy khô. Kết hợp uống nước sắc lá tử tô.
10. Trị chứng khí thống ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: Bồng nga truật lượng vừa đủ.
- Cách thực hiện: Hấp chín, tán bột, mỗi lần uống 3g với rượu.
11. Giảm đầy bụng, khó tiêu do tích trệ thức ăn
- Chuẩn bị: Kim tam lăng, thanh bì, mộc hương, quất bì, bồng nga truật, nhân sâm, súc sa mật, nhục đậu khấu, mạch bá (tỷ lệ bằng nhau).
- Cách thực hiện: Sắc uống, ngày dùng một thang.
12. Giảm đau vùng sườn dưới
- Chuẩn bị: 1,15g bồng nga truật, 1,15g tam lăng, 1,15g một dược, 1,15g nhũ hương, 15g kim linh tử.
- Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống.
13. Tiêu hóa tốt, giảm buồn nôn
- Chuẩn bị: 1,15g tam lăng, 1,15g bồng nga truật, 3g hồ hoàng liên, 3g hồ tiêu, 3g sa nhân, 3g lô hội, 6g thanh bì, 6g chỉ xác, 6g hương phụ, 9g trần bì, 1,15g la bặc tử.
- Cách thực hiện: Tán bột, trộn với hồ làm viên, mỗi lần uống 1-9g với rượu nóng, ngày 2 lần. Hạn chế ăn đồ sống và lạnh.
14. Giảm cơn hen suyễn cấp
- Chuẩn bị: 100ml rượu, 15g bồng nga truật.
- Cách thực hiện: Đun sôi, uống khi còn ấm.
15. Giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh
- Chuẩn bị: 50ml sữa tươi, 4g bồng nga truật.
- Cách thực hiện: Tán mịn bồng nga truật, hòa vào sữa cùng ít muối, đun sôi và cho trẻ uống.
16. Hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng
- Chuẩn bị: 1 quả tim lợn, 25g bồng nga truật.
- Cách thực hiện: Cắt lát tim lợn, nấu chín cùng bồng nga truật, thêm gia vị, ăn liên tục 5 – 7 ngày.
17. Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh
- Chuẩn bị: 15g ích mẫu, 15g nghệ đen.
- Cách thực hiện: Sắc uống trước kỳ kinh 5 – 7 ngày.
18. Hỗ trợ giảm viêm dạ dày
- Chuẩn bị: 200g trúc diệp, 200g sài hồ, 300g ô tặc cốt, 1kg bồng nga truật, mật ong nguyên chất (mật ong hoa anh túc càng tốt).
- Cách thực hiện: Sao vàng sài hồ, nghiền bột với các dược liệu khác, trộn với mật ong làm viên. Uống 20g trước bữa ăn 30 phút, ngày 2 lần.
19. Trị táo bón, đại tiện ra máu
- Chuẩn bị: 200g mè đen, 40g đại hoàng, 500g cồ nốc mảnh, 1kg bột nga truật.
- Cách thực hiện: Tán bột, trộn với mật ong, uống 20g mỗi ngày.
20. Bổ khí huyết, giúp ăn ngon, cải thiện suy nhược
- Chuẩn bị: Cam thảo, hồi hương, bồng nga truật, bạch chỉ, thục địa, xuyên khung, đương quy, nạch thược (mỗi vị 40g)
- Cách thực hiện: Nghiền thành bột mịn, uống 8 – 12g với nước mỗi lần.
21. Giảm đau bụng kinh, cải thiện sắc kinh
- Chuẩn bị: 16g ích mẫu, 20g bồng nga truật, 8g ngải cứu.
- Cách thực hiện: Sắc với 500ml nước, chia 2 lần uống trước khi ăn, dùng trước kỳ kinh 5 – 7 ngày.
Bồng nga truật đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y
Lưu ý khi dùng bồng nga truật chữa bệnh
Bồng nga truật là dược liệu có công năng hoạt huyết và phá huyết mạnh, vì vậy khi sử dụng cần lưu ý một số điều quan trọng sau:
- Không sử dụng cho người cơ thể suy nhược nhưng có tích trệ, phụ nữ mang thai. Nếu bắt buộc phải dùng, cần kết hợp với bạch truật và nhân sâm.
- So với tam lăng, bồng nga truật có tác dụng hoạt huyết và phá huyết mạnh hơn, do đó thường được chỉ định trong các trường hợp huyết ứ, khí trệ kéo dài. Ngoài ra, có thể phối hợp với tam lăng để tăng hiệu quả điều trị.
- Vì có tác dụng hành huyết, bồng nga truật có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Nếu đang sử dụng thuốc chống đông hoặc chuẩn bị thực hiện các thủ thuật ngoại khoa, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Người bị rong kinh không nên sử dụng bồng nga truật vì có thể làm tình trạng chảy máu kéo dài hơn.
- Việc sử dụng quá liều có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt, rối loạn chuyển hóa, gây buồn nôn hoặc tiêu chảy.
- Nếu dùng bồng nga truật với mục đích giảm đau, nên chế biến cùng giấm để tăng cường hiệu quả điều trị.
Thuốc rắn có chứa thành phần bồng nga truật
Việc sử dụng bồng nga truật tại nhà để chữa bệnh có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu sơ suất trong việc bào chế hoặc không tuân thủ đúng liều lượng. Hơn nữa, hiệu quả của dược liệu này thường cần thời gian dài để phát huy, đòi hỏi sự kiên trì khi sử dụng.
Thay vì mất công bào chế và lo ngại về tác dụng phụ, nhiều người hiện nay lựa chọn thuốc rắn số 2 Sir Tan Wan – một sản phẩm đông dược được các giáo sư tại trung tâm Royal Park Thailand nghiên cứu và bào chế theo công thức cổ truyền kết hợp giữa y học hiện đại.
Thành phần của thuốc rắn số 2 Sir Tan Wan không chỉ chứa bồng nga truật mà còn phối hợp cùng mật rắn và các dược liệu quý khác. Nhờ sự phối hợp này, thuốc rắn số 2 mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Tăng cường chức năng gan, hỗ trợ tốt cho bệnh nhân suy gan.
- Bổ mắt, giảm mỏi mắt, cải thiện thị lực, làm chậm quá trình lão hóa mắt.
- Hỗ trợ hệ tim mạch, giúp ổn định huyết áp và kiểm soát cholesterol trong máu.
Thuốc rắn số 2 Sir Tan Wan
Không giống như thuốc Tây y, thuốc rắn số 2 được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, lành tính và an toàn khi sử dụng lâu dài. Đây là giải pháp tối ưu cho những ai muốn tận dụng công dụng của bồng nga truật.
Bồng nga truật là một dược liệu quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Khi được kết hợp trong các bài thuốc Đông y, đặc biệt là thuốc rắn số 2 Sir Tan Wan, bồng nga truật giúp phát huy tối đa hiệu quả trong tăng cường chức năng, giải độc gan và các vấn đề về tim mạch, huyết áp, mặt nhìn kém,...Bạn có thể liên hệ với Hàng Thái Chính Hãng để được tư vấn tận tình về sản phẩm.
Nguồn tham khảo: 1. Bộ Y tế (2006), Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, Hà Nội. 3. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. |