Đại hoàng: Vị thuốc nhuận tràng, chữa táo bón, mụn nhọt
Tổng quan về cây Đại hoàng
Tên gọi, danh pháp
- Tên tiếng Việt: Đại hoàng.
- Tên khác: Tướng quân, Hoàng lương, Phu như, Phá Môn, Hỏa Sâm, Cẩm văn, Sanh quân, Đản Kết, Chế Quân, Xuyên Quân, Xuyên văn, Vô thanh hổ, Cẩm trang hoàng, Thiệt ngưu đại hoàng, Sanh cẩm văn, Chế cẩm văn, Sanh đại hoàng, Xuyên cẩm văn, Tửu chế quân, Chẩm văn đại hoàng, Thượng quản quân, Thượng tướng tây, Thượng tương hoàng, Tây khai chiến.
- Tên khoa học: Rheum palmatum L. - Polygonaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Theo Dược điển Việt Nam, Đại hoàng là một loài cây dược liệu lâu năm, thân dày, rễ to và có thể cao đến 2m. Phần thân Đại hoàng rỗng, bề mặt nhẵn. Lá phía dưới to dài, có cuống dài, phiến lá hình tim, thường xẻ từ 3 đến 7 thùy. Các mép lá có thể hơi răng cưa hoặc cắt nhẹ, các lá phía trên nhỏ hơn. Cụm hoa của cây mọc thành chùm khi còn non với màu đỏ tím đặc trưng.
Thân rễ của cây có nhiều hình dạng khác nhau như hình trụ, hình nón hoặc xoắn không đều. Chiều dài từ 3 – 17cm, đường kính từ 3 – 10cm hoặc các lát mỏng với chiều rộng từ 10cm trở lên. Vỏ ngoài có màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, đôi khi xuất hiện các đốm đen. Những vết nứt trên bề mặt thường có màu đỏ cam, đi kèm các hạt sần nhỏ. Khi chạm vào, thân rễ mềm, hơi dính và để lại ấn tượng vị đắng đặc trưng.
Đại hoàng
Khu vực phân bố
Đại hoàng là loài thực vật ưa khí hậu mát ẩm, thường mọc dưới tán rừng. Môi trường phát triển là ở những vùng núi cao trên 1.000m. Ngày nay, phần lớn Đại hoàng chủ yếu được trồng thay vì mọc tự nhiên.
Đại hoàng được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Âu. Tại Việt Nam, Đại hoàng có thể được tìm thấy ở Sa Pa, Lào Cai. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nhập khẩu Đại hoàng từ Trung Quốc.
Thu hái, chế biến
Thời điểm thu hoạch Đại hoàng thường là vào cuối mùa thu (khi lá đã héo) hoặc đầu mùa xuân năm sau, trước khi cây bắt đầu đâm chồi. Lúc này, thân rễ được đào lên, làm sạch, gọt bỏ lớp vỏ ngoài, sau đó thái lát hoặc cắt khúc và phơi khô.
Các phương pháp xử lý Đại hoàng:
- Đại hoàng phiến: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch và ngâm nước cho mềm. Thái thành miếng dày, sau đó phơi khô trong bóng râm.
- Tửu Đại hoàng: Phun đều rượu lên dược liệu để thấm đều. Đun nhỏ lửa cho đến khi Đại hoàng hơi se lại, sau đó vớt ra và phơi nơi thoáng mát. Tỉ lệ chuẩn là 10 lít rượu cho mỗi 100kg Đại hoàng.
- Thục Đại hoàng: Cắt nhỏ Đại hoàng, trộn đều với rượu, rồi cho vào lọ đậy kín. Đun cách thủy cho đến khi chín, sau đó để ráo. Tỉ lệ chuẩn là 30 lít rượu cho mỗi 100kg Đại hoàng.
- Đại Hoàng thán: Cho các miếng Đại hoàng vào nồi, đun cho đến khi bên ngoài chuyển gần như đen và bên trong nâu sẫm nhưng vẫn giữ lại hương vị của Đại hoàng.
Bộ phận sử dụng
Thân và rễ của Đại hoàng là nguồn dược liệu giá trị trong y học cổ truyền. Chúng có màu vàng sậm đặc trưng, có các vân tựa như gấm khi cắt lát, khi nấu sẽ tiết ra chất lỏng màu vàng.
► Xem thêm: Thổ phục linh - vị thuốc đa công dụng trong y học cổ truyền
Thành phần hóa học của Đại hoàng
Đại hoàng là một dược liệu đặc biệt với hai nhóm hoạt chất có cơ chế hoạt động hoàn toàn trái ngược nhau:
- Hoạt chất nhuận tràng: Thành phần này, chứa hợp chất Tanin (Rheotannoglucoside), có tác dụng hỗ trợ kiểm soát tiêu chảy hiệu quả.
- Hoạt chất làm sạch: Ngược lại, hợp chất Rheoanthraglucoside lại kích thích hệ tiêu hóa và có tác dụng làm sạch ruột (gây tiêu chảy).
Rheotanoglucosides có thành phần chính là Glucogalin. Khi thủy phân, Glucogalin phân tách thành Axit Gallic và Glucose. Ngoài ra, còn có các hợp chất khác như Catechin, Terarin, Axit gallic. Khi Tetrahydrofuran phản ứng với axit loãng sẽ sinh ra Glucosamine (Rheosmin), Axit neonic và Axit gallic.
Công dụng của Đại hoàng
Theo y học cổ truyền
Trong tài liệu cổ, Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, tác dụng vào 5 kinh chính: tỳ, vị, can, tâm bào và đại trường, có công dụng hạ vị tràng tích trệ, tả huyết phận thực nhiệt hạ ứ huyết, phá trưng hà (kết báng ở bụng) hàn thuỷ. Đại hoàng được dùng để chữa hạ lỵ, ứ huyết, kinh bế thuỷ thũng, thắp nhiệt gây vàng da, ung thũng đinh độc.
Theo y học hiện đại
Nước chiết từ Đại hoàng được ứng dụng rộng rãi trong y học nhờ vào nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Nó có khả năng giảm nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa chảy máu và giúp giảm các triệu chứng loét dạ dày.
Các thành phần Anthraquinon trong Đại hoàng có tác dụng nhẹ tẩy uống và thúc đẩy việc bài tiết nước tiểu, giúp làm sạch cơ thể. Bên cạnh đó, Emodin, Aloe emodin và Rhein hoàng có tác dụng kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn và có khả năng gây độc đối với tế bào ung thư ở mức độ vừa phải.
Đại hoàng - vị thuốc nhuận tràng trong y học cổ truyền
Cách dùng & liều dùng Đại hoàng
Đại hoàng được dùng dưới dạng sắc, bột hoặc thuốc viên với liều nhẹ từ 0.1 – 0.5g/ngày để giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, vàng da. Hoặc có thể sử dụng làm thuốc tẩy, chữa đầy dụng và lỵ với liều cao từ 3 – 10g/ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ Đại hoàng
Trong y học cổ truyền, các bài thuốc từ Đại hoàng được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Một số bài thuốc có thể kể tham khảo:
1. Táo bón
Chuẩn bị:
- Đại thừa khí thang (Thương hàn luận): 10 - 15g Đại hoàng, 8g Chỉ thực, 8g Hậu phác, 10g Mang tiêu.
- Tiểu thừa khí thang (Thương hàn luận): 10 - 15g Đại hoàng, 6 - 8g Hậu phác, 6-8g Chỉ thực.
- Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận): 10 - 15g Đại Hoàng, 3g Cam thảo, 10g Mang tiêu.
Cách thực hiện: Sắc thuốc rồi mới rồi mới cho Đại hoàng vào, riêng mang tiêu tán bột hòa nước.
Trong 3 bài thuốc trên thì Đại thừa khí thang mạnh nhất, Điều vị thừa khí có tác dụng nhẹ hơn do có cảm thảo điều hòa.
2. Chữa hắc lào
Chuẩn bị: 10g Đại hoàng, 50ml rượu, 5ml dấm.
Cách thực hiện: Ngâm các nguyên liệu trên trong 10 ngày, dùng để bôi lên các vết hắc lào, rửa sạch trước khi bôi.
3. Trị kinh nguyệt bế tích, hậu sản máu xấu ứ tích gây đau bụng, ngã, chấn thương ứ huyết sưng đau
Chuẩn bị: Đại hoàng 9g, Ngưu tất, Ích mẫu 12g mỗi vị
Cách thực hiện: Sắc uống.
4. Trị nôn ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, sưng lợi
Chuẩn bị: Đại hoàng (sao cháy), Hoàng cầm, Hoàng liên mỗi vị 12g.
Cách thực hiện: Sắc uống ngày 1 tháng, ngày uống 2 – 3 lần trước khi ăn, uống liên tục nhiều ngày cho đến khi thuyên giảm triệu chứng.
5. Trị mụn nhọt
Tán Đại hoàng (chích rượu) thành bột mịn và hòa uống mỗi lần 9g. Ngoài ra, cũng có thể hòa bột Đại hoàng vào nước để làm thành dạng nhão, sau đó bôi lên vùng có mụn nhọt.
6. Trị bỏng lửa
Nghiền Đại hoàng (sao cháy) thành bột mịn, tắc vào vết bỏng hoặc trộn bột Đại hoàng vào dầu Khuynh diệp và bôi vào nơi bị bỏng.
Bài thuốc chữa bệnh từ Đại hoàng
Lưu ý khi dùng Đại hoàng chữa bệnh
Mặc dù Đại hoàng có nhiều công dụng trong việc hỗ trợ tiêu hóa và điều trị một số bệnh, nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng. Sau đây là một số lưu ý cần biết:
- Không sử dụng nếu cơ thể không có nhiệt
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không thích hợp để sử dụng.
- Ngoài các chất tẩy, trong Đại hoàng còn có các chất Tanin gây sáp trường, săn se niêm mạc ruột. Vì vậy, khi dùng để trị táo bón trong thời gian dài có thể làm táo bón trở lại.
- Cẩn thận sử dụng đối với người tỵ vì hư nhược.
- Sử dụng Đại hoàng với liều lượng quá cao có thể gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhức đầu, chướng bụng hoặc tiêu chảy. Những triệu chứng này thường giảm dần khi ngừng sử dụng thuốc.
Để tránh những tác dụng không mong muốn, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ Đại hoàng, đặc biệt là trong trường hợp có bệnh lý nền hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác.
Thuốc rắn có chứa thành phần Đại hoàng
Nếu bạn đang gặp các vấn đề như táo bón, nóng trong, mắc các bệnh lý về da như mụn nhọt độc, thay vì áp dụng các bài thuốc kể trên, bạn có thể thử sử dụng thuốc rắn số 1 Ya Jia Tu Tan của trung tâm Siam Park. Sản phẩm này được chiết xuất từ nọc độc của rắn hổ mang chúa kết hợp với các thảo dược tự nhiên như Đại hoàng sẽ đem lại sự tiện lợi và tác dụng nhanh chóng hơn:
Thuốc rắn số 1 Ya Jia Tu Tan có công dụng:
- Thanh nhiệt, giải độc, điều trị táo bón
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về da như mụn nhọt.
- Tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến chất độc tồn đọng trong cơ thể.
Đại hoàng là thành phần không thể thiếu trong các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ, người dùng cần lưu ý về liều lượng và tình trạng sức khỏe của bản thân. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có chứa Đại hoàng, thuốc rắn số 1 Ya Jia Tu Tan là một lựa chọn hoàn hảo. Vui lòng liên hệ với Hàng Thái Chính Hãng để được tư vấn kỹ hơn.
Nguồn tham khảo: 1. Bộ Y tế (2006), Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, Hà Nội. 3. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. |