Liên kiều: Thảo dược giúp thanh nhiệt, giải độc hiệu quả
Tổng quan về cây liên kiều
Liên kiều là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền và hiện đại, cùng khám phá về vị thuốc này qua những thông tin dưới đây:
Tên gọi, danh pháp
- Tên tiếng Việt: Liên kiều.
- Tên khác: Hạ liên tử, Hoàng thọ đan, Trúc căn.
- Tên khoa học: Forsythia suspensa (Thunb.) Vahl.
Đặc điểm tự nhiên
Liên kiều là một loài thực vật có chiều cao từ 2 - 4m. Thân cây có những cành non với 4 cạnh rõ rệt, các đốt dài và phần giữa các đốt rỗng.
Lá của cây mọc đối nhau hoặc mọc vòng thành 3 chiếc, với kích thước dao động từ 3 - 7cm về chiều dài và từ 2 - 4 cm về chiều rộng. Mép lá có hình răng cưa và phiến lá có hình trứng, cuống là dài từ 0,08 - 2 cm.
Hoa của cây liên kiều có màu vàng tươi, tạo thành hình ống với đài và tràng hoa xẻ thành 4 thùy ở phần trên. Hoa chỉ có 2 nhị nhưng chúng thường thấp hơn so với tràng hoa. Nhụy của cây có 2 núm.
Cây liên kiều có lớp vỏ nâu nhạt. Quả của cây có hình trứng dẹt, dài từ 1,5 - 2cm và rộng khoảng 0,5 - 1cm. Quả có cạnh lồi, nhọn dần về phía đầu. Khi chín, quả mở ra giống như mỏ chim, chứa nhiều hạt nhưng chỉ giữ lại một phần nhỏ, phần lớn sẽ rơi vãi ra ngoài. Mùa hoa của cây diễn ra từ tháng 3 đến tháng 5, trong khi mùa quả bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 8.
Cây liên kiều
Khu vực phân bố
Liên kiều chưa tìm thấy tại Việt Nam, hiện nay nó được nhập từ Trung Quốc để phục vụ nhu cầu trong nước. Liên kiều chủ yếu phân bố ở các tỉnh của Trung Quốc như: Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Bắc, Cam Túc. Ngoài ra, loài cây này cũng được trồng ở Nhật Bản.
Thu hái, chế biến
Cây liên kiều được trồng để làm cảnh hoặc làm thuốc. Trường hợp hái quả để làm thuốc, Liên kiều chia thành hai loại: thanh kiều và lão kiều, mỗi loại có mùa thu hoạch riêng.
Thanh kiều được thu hoạch khi quả chưa chín, vào khoảng tháng 8 hoặc tháng 9. Quả sẽ được nhúng qua nước sôi, sau đó sấy hoặc phơi khô để bảo quản. Ngược lại, lão kiều được hái khi quả đã chín vàng vào tháng 10.
Cách nhận biết 2 loại quả này rất đơn giản, thanh kiều là quả lúc chưa chín, đầu quả chưa mở tách như mỏ chim và hạt vẫn còn nguyên trong quả. Còn lão kiều là quả đã chín, có vị đắng và không có mùi đặc biệt.
Bộ phận sử dụng
Quả liên kiều được thu hoạch vào mùa thu và mỗi giai đoạn chín của quả đều có cách chế biến khác nhau. Khi quả còn màu xanh, chưa chín hẳn, người ta gọi đó là thanh kiều. Sau khi thu hái, thanh kiều sẽ được loại bỏ tạp chất, rồi phơi khô. Ngược lại, khi quả đã chín vàng và mềm, gọi là lão kiều.
► Xem thêm: Ké đầu ngựa - thảo dược Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh
Thành phần hóa học của liên kiều
Theo các nghiên cứu ban đầu của Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh, trong quả thanh liên kiều có chứa khoảng 4,89% Saponin và 0,2% Ancaloit (được ghi nhận trong Trung dược chí - Bắc Kinh, 1959). Đồng thời theo Tăng Quảng Phương, trong bài viết được đăng tải trên Trung Hoa y học tạp chí năm 1936 đã chỉ ra rằng quả Liên kiều còn chứa một Glucozit mang tên Phylirin C cùng với Saponin, Vitamin P và tinh dầu.
Công dụng của cây liên kiều
Những lợi ích của liên kiều đã được chứng minh trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
Theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, liên kiều có vị đắng, tính hàn, không độc, tác dụng chủ yếu vào 4 kinh: tâm, đởm, tiêu, đại trường, giúp làm mát cơ thể, loại bỏ nhiệt thừa và chữa viêm sưng. Liên kiều còn có tác dụng giải quyết vấn đề về máu ứ, giảm đau, tiêu sưng, bài trừ mủ, giúp lưu thông khí huyết, lợi tiểu và sát trùng.
Trong dân gian, liên kiều được dùng để hỗ trợ những người có mạch máu yếu, dễ vỡ. Nó còn giúp giải độc, trị nôn mửa, chữa mụn nhọt, ghẻ lở, hỗ trợ thông tiểu tiện và điều hòa kinh nguyệt.
Theo y học hiện đại
Vào năm 1949, nhà nghiên cứu Chu Nhan đã thực hiện một thí nghiệm để kiểm tra khả năng kháng khuẩn của liên kiều. Ông hòa liên kiều vào nước cất theo tỷ lệ 1:5, đun sôi dung dịch này trong khoảng 4 phút, sau đó lọc qua giấy tiệt trùng. Thí nghiệm được thực hiện trên các vi khuẩn như tụ cầu trùng Staphylococcus và liên cầu trùng Streptococcus, sau 24 giờ ủ ở 37 độ C kết quả cho thấy vòng vô khuẩn đối với tụ cầu trùng có đường kính từ 10 - 14mm, còn liên cầu trùng là từ 8 - 10mm.
Kết quả tiếp theo cho thấy, khi thử nghiệm trên các vi khuẩn như vi trùng thương hàn, tả, trực trùng coli, tụ cầu, bạch hầu, Liên kiều có tác dụng kháng khuẩn mạnh với vòng vô khuẩn từ 11 - 20mm. Tuy nhiên, đối với các vi trùng khác như vi trùng lỵ, phó thương hàn, vi trùng sinh mủ, liên cầu tan huyết và phế cầu, vòng vô khuẩn có đường kính nhỏ hơn, dao động từ 2 - 10mm.
Mặc dù kết quả thí nghiệm rất tích cực nhưng hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác chất nào trong liên kiều có tác dụng kháng sinh và cơ chế tác dụng kháng sinh của cây này.
Liên kiều được biết đến với công dụng giải độc, chống viêm
Cách dùng & liều dùng liên kiều
Liên kiều có thể sử dụng bằng cách sắc với nước để uống hoặc dùng để rửa ngoài da. Liên kiều kết hợp với các vị thuốc khác, liều dùng khuyến cáo từ 6 - 12g/ngày. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng liên kiều đơn độc, liều dùng sẽ từ 10 - 30g/ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ liên Kiều
Liên kiều có thể kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để chữa trị các bệnh lý khác nhau:
1. Chữa sốt ở trẻ em
- Chuẩn bị: Liên kiều, Phòng phong, Cam thảo (chích), Sơn chi tử, mỗi vị dùng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Sau khi nghiền thành bột, sắc 6g hỗn hợp này với 250ml nước, đun đến khi còn 150ml. Chia nhỏ và uống trong ngày.
2. Chữa mụn nhọt, áp xe
- Chuẩn bị: Liên kiều, Khương hoạt, Độc hoạt, Kinh giới, Phòng phong, Sài hồ, Thăng ma, Cát cánh, Cam thảo, Xuyên khung, Ngưu bàng tử (sao), Đương quy vĩ (rửa bằng rượu), Hồng hoa (rửa bằng rượu), Tô mộc và Thiên hoa phấn, mỗi vị từ 5 – 10g.
- Cách thực hiện: Sắc với nước và rượu, bỏ bã và uống dần trong ngày.
3. Chữa dị ứng, nổi mẩn, phát ban, thủy đậu
- Bài thuốc 1: Liên kiều, Vừng đen (mỗi vị 2 phần), tán nhỏ và uống 4g mỗi lần, ngày 3 lần.
- Bài thuốc 2: Liên kiều 8g, Hạ khô thảo 6g, Hải tảo 5g, Cam thảo 5g, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
4. Chữa sưng đau đầu gối, đi lại khó khăn
- Chuẩn bị: Liên kiều, Phòng phong, Kinh giới (sao), Đương quy, Tang phiêu tiêu (sao nước muối), Ba kích thiên (sao nước muối), Xuyên khung, Ngưu tất, mỗi vị 9g. Thông bạch (nõn hành) 10cm.
- Cách thực hiện: Sắc nước uống giúp giảm đau và tiêu thũng.
5. Chữa lưỡi bị nứt, loét
- Chuẩn bị: Liên kiều 15g, Hoàng bá 9g, Cam thảo 6g.
- Cách thực hiện: Sắc lấy nước ngâm lưỡi, giúp làm dịu và chữa lành vết loét.
6. Chữa nôn mửa
- Chuẩn bị: Liên kiều, Tô diệp (12g mỗi thứ), Xuyên liên 8g, nước gừng 5ml.
- Cách thực hiện: Sắc với nước còn 100 - 150ml, chia làm nhiều lần uống.
7. Chữa viêm hạch ở nách (tràng nhạc và ổ gà)
- Bài thuốc 1: Liên kiều và Vừng đen kết hợp tán nhỏ, uống 4g mỗi lần, ngày 3 lần.
- Bài thuốc 2: Liên kiều 8g, Hạ khô thảo 6g, Hải tảo 5g, Cam thảo 5g, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Những bài thuốc dân gian từ liên kiều chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Bài thuốc chữa bệnh từ liên kiều
Lưu ý khi sử dụng liên kiều chữa bệnh
Khi sử dụng liên kiều để chữa bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
- Không dùng liên kiều trong trường hợp có khí hư xuất hiện các dấu hiệu như mụn nhọt, tiêu chảy, sốt, tỳ hư.
- Đối với các ung nhọt bị chảy mủ hoặc bị hỏa nhiệt, suy yếu tỳ vị, đi ngoài phân lỏng cũng khuyến cáo không nên sử dụng.
- Không dùng liên kiều khi đang sử dụng các thuốc chống đông máu như Warfarin, Heparin,...
Thuốc rắn có chứa thành phần liên kiều
Mặc dù liên kiều là một loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng một cách an toàn. Thảo dược này có thể gây ra một số tác dụng phụ hoặc chống chỉ định.
Để tránh được những tác dụng không mong muốn và đạt được hiệu quả tốt nhất khi điều trị. Bạn có thể tham khảo thuốc rắn số số 1 Kia Tu Tan, được sản xuất bởi trung tâm Royal Thai Herb.
Thuốc có thành phần chính là nọc độc của rắn hổ mang chúa và các loại rắn độc khác, kết hợp với các thảo dược tự nhiên, trong đó có liên kiều. Sản phẩm giúp thanh lọc cơ thể, giải độc gan, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như: mụn trứng cá, lở miệng, viêm da cấp tính và mãn tính, hôi chân, dị ứng da.
Thuốc rắn số 1 Kia Tu Tan
Liên kiều là một thảo dược quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng vượt trội. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thảo dược này cần tham vấn bác sĩ để sử dụng hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi Hàng Thái Chính Hãng để khám phá thêm nhiều thành phần thảo dược khác có trong thuốc rắn nhé!
Nguồn tham khảo: 1. Bộ Y tế (2006), Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, Hà Nội. 3. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 4. Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. |