Bạch tiễn bì: Vị thuốc quý trong y học cổ truyền và hiện đại
Tổng quan về Bạch tiễn bì
Bạch tiễn bì là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền và hiện đại, hãy cùng khám phá các thông tin chi tiết về vị thuốc này nhé!
Tên gọi và pháp danh
- Tên tiếng Việt: Bạch tiễn bì
- Tên khác: Bạch tiền bì, Bắc tiên bì, Bạch tiên, Bạch tiển, Bạch thiên, Bạch dương tiên, Địa dương thiên, Bát khuê ngưu, Bát cổ ngưu, Kim tước nhi tiêu, Dã hoa tiêu,...
- Tên khoa học: Dictamnus dasycarpus, họ Cam – Rutaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Bạch tiễn bì có thân thẳng, cao từ 40 - 100cm, được phủ bởi một lớp lông tơ mịn. Cụm hoa nổi bật với các tuyến sẫm màu và những nốt nhỏ đặc trưng ở đầu.
Lá cây lớn, không có cuống, gồm 3 - 5 cặp lá chét, mỗi lá dài từ 2 - 8cm, rộng từ 1 - 4cm, mang hình dáng thuôn dài với đầu nhọn và mép có khía. Mặt lá trên thường có lông tơ mềm, trong khi mặt dưới hầu như không có lông.
Hoa mọc thành cụm ở đầu ngọn, có dạng chùm hoặc chùy, dài tối đa 35cm. Mỗi bông hoa dài khoảng 4cm với lá đài hình mũi mác dài 5 - 6mm và cánh hoa màu hoa cà, dáng thuôn nhọn, dài từ 2 - 3,5cm. Bao phấn hình sợi mảnh, dài 3cm, có lớp lông mịn và các nốt sần nhỏ trên bề mặt.
Quả nang của cây có chiều dài từ 1 - 4cm, gồm 4 - 5 thùy hình nón. Các thùy này mọc thẳng hoặc hơi cong, dài 4 - 7mm, với bề mặt bên ngoài có cấu trúc sần sùi, trong khi lớp vỏ phía bên trong ngắn và mịn.
Cây Bạch tiễn bì
Khu vực phân bố
Cây Bạch tiễn bì thường sinh trưởng ở những khu vực đồng cỏ, thung lũng và khe núi, đặc biệt là các sườn đồi và vùng đất gần sông suối. Loài cây này cũng có thể xuất hiện trên các thảo nguyên và trong những khu rừng ven sông.
Bạch tiễn bì phân bố rộng rãi ở Trung Quốc, chủ yếu tại các khu vực như Đông Bắc, Hà Bắc, Hà Nam, Hồ Bắc, Hắc Long Giang, An Huy, Giang Tô, Giang Tây, Tứ Xuyên, Quý Châu, Thiểm Tây, Sơn Đông, Cam Túc, Nội Mông Cổ.
Bên cạnh đó, loài cây này còn được tìm thấy ở một số quốc gia khác như Triều Tiên, Hàn Quốc, Nga, cho thấy khả năng thích nghi tốt với các điều kiện khí hậu và địa hình khác nhau.
Thu hái và chế biến
Bạch tiễn bì được thu hoạch vào mùa xuân hoặc mùa thu. Sau khi đào rễ, rửa sạch đất, bỏ phần rễ nhỏ và vỏ thô, phơi hoặc sấy khô để sử dụng.
Bộ phận sử dụng
Người ta thường sử dụng rễ của cây Bạch tiễn bì để làm thuốc.
Thành phần hóa học của Bạch tiễn bì
Rễ cây Bạch tiễn bì chứa hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học, bao gồm: Flavanone, Limonoid, Alkaloid (Furoquinoline, Quinoline, Pyrrolidine), Sesquiterpen, Coumarin và Glycoside phenolic.
Các nhà khoa học đã phân lập được nhiều hợp chất từ rễ cây như Rutaevin, Obacunone, Fraxinellone, Limonin, Dictamnine, Beta-sitosterol, 5-hydroxymethylfurfural, Daucosterol, 3-beta-hydroxy-cholesta-5-ene, Fraxinellonone, Rutin, Quercetin và Scopoletin.
Công dụng của Bạch tiễn bì
Những lợi ích của Bạch tiễn bì đã được chứng minh trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
Trong y học cổ truyền
Từ lâu, Bạch tiễn bì đã được xem là một vị thuốc quý trong Đông y, chuyên dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý phổ biến. Loại dược liệu này thường được ứng dụng để giảm ho, chữa thấp khớp và điều trị các bệnh ngoài da như vàng da, chàm, mẩn ngứa, mề đay, viêm da dị ứng.
Theo y học hiện đại
Ngày nay, khoa học hiện đại đã khẳng định các chiết xuất từ cây Bạch tiễn bì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe:
- Giúp cải thiện tổn thương da, hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như vàng da, vảy nến, hỗ trợ điều trị các dạng viêm da như một phương pháp thay thế an toàn cho Corticosteroid.
- Giảm các triệu chứng thấp khớp và ho
- Kháng nấm, chống viêm, cầm máu, chống Oxy hóa, bảo vệ thần kinh, phòng ngừa xơ vữa động mạch, ung thư.
Lợi ích của Bạch tiễn bì đã được chứng minh trong y học cổ truyền và hiện đại
Cách dùng & liều dùng Bạch tiễn bì
Tùy vào từng bài thuốc và mục đích sử dụng mà cách dụng và liều dùng Bạch tiễn bì sẽ khác nhau.
Bài thuốc chữa bệnh từ Bạch tiễn bì
Bạch tiễn bì đã được nghiên cứu và ứng dụng để hỗ trợ điều trị chàm cấp tính và mãn tính.
Điều trị chàm thể cấp tính
Sau đây là một số bài thuốc phổ biến mà bạn có thể áp dụng:
1. Thanh nhiệt hóa thấp thang gia giảm
- Thành phần: Bạch tiễn bì (12g), hoàng cầm (12g), hoàng bá (12g), phục linh bì (12g), hoạt thạch (20g), khổ sâm (12g), sinh địa (20g), kim ngân hoa (20g), đạm trúc diệp (16g).
- Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc và giảm viêm da.
2. Vị linh thang gia giảm
- Thành phần: Bạch tiễn bì (12g), hậu phác (12g), trần bì (8g), phục linh (12g), nhân trần (20g), trạch tả (16g), trư linh (12g).
- Công dụng: Lợi tiểu, tiêu viêm, hỗ trợ làm dịu các triệu chứng.
3. Tiêu phong đạo xích thang
- Thành phần: Bạch tiễn bì (8g), ngưu bàng tử (12g), bạc hà (4g), mộc thông (12g), hoàng liên (12g), sa tiền (16g), khổ sâm (12g), sinh địa (16g), hoàng bá (12g), phục linh (8g), thương truật (8g).
- Công dụng: Giải độc, giảm sưng, ngứa, làm mát cơ thể.
Điều trị chàm thể mãn tính
Bạn có thể tham khảo và áp dụng các bài thuốc sau đây:
1. Tứ vật tiêu phong ấm gia giảm
- Thành phần: Bạch tiễn bì (8g), thục địa (16g), sinh địa (16g), đương quy (12g), bạch thược (12g), khổ sâm (8g), thuyền thoái (6g), thương truật (12g), kinh giới (16g), phòng phong (12g), bạch tật lê (8g), địa phu tử (12g).
- Công dụng: Dưỡng huyết, giải độc, giảm ngứa và phục hồi da.
2. Nhị diệu thang gia giảm
- Thành phần: Bạch tiễn bì (12g), hoàng bá (12g), ké đầu ngựa (12g), thương truật (8g), phòng phong (8g), hy thiêm thảo (12g), phù bình (12g).
- Công dụng: Thanh thấp nhiệt, kháng viêm và cải thiện tình trạng viêm da mãn tính.
Lưu ý: Các bài thuốc này cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với từng tình trạng bệnh.
Bài thuốc bạch tiễn bì cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Lưu ý khi sử dụng Bạch tiễn bì để chữa bệnh
Khi sử dụng các bài thuốc có Bạch tiễn bì để chữa bệnh, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Nước sắc cây Bạch tiễn bì có thể làm gan bị tổn thương cấp tính.
- Không dùng Bạch tiễn bì với Cát cánh, Tùy giải, Phục linh, Phiêu tiêu.
- Không dùng Bạch tiễn bì cho người tạng phủ hư hàn.
Thuốc rắn có chứa thành phần Bạch tiễn bì
Bạch tiễn bì là vị thuốc với nhiều công dụng trong y học cổ truyền và hiện đại. Với đặc tính kháng viêm, giải độc và chống oxy hóa, Bạch tiễn bì thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý da liễu như chàm, viêm da cơ địa cùng các vấn đề về thấp khớp.
Đặc biệt, thành phần này còn được ứng dụng trong sản phẩm thuốc rắn số 1 Kia Tu Tan của Trung tâm Royal Thai Herb. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa nọc độc rắn hổ mang chúa và các thảo dược tự nhiên như Bạch tiễn bì, mang lại hiệu quả thanh lọc cơ thể, giải độc gan, tăng cường sức đề kháng. Sản phẩm giúp giảm các triệu chứng như hôi miệng, lở miệng, mụn trứng cá, táo bón và hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da cấp tính, mãn tính, dị ứng da.
Thuốc Thái Lan rắn số 1 Kia Tu Tan
►Xem thêm: Review đánh giá: Thuốc rắn Thái Lan số 1 có tốt không?
Bạch tiễn bì không chỉ là một vị thuốc quý giá trong y học cổ truyền mà còn được y học hiện đại công nhận với những giá trị vượt trội trong hỗ trợ điều trị bệnh. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đọc đã có cái nhìn toàn diện hơn về công dụng, cách dùng cũng như những lợi ích mà Bạch tiễn bì mang lại. Đừng quên theo dõi Hàng Thái Chính Hãng để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích về các vị thuốc quý khác nhé!
Nguồn tham khảo: 1. Bộ Y tế (2006), Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, Hà Nội. 3. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 4. Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập I & II), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Trường Đại học Y Hà Nội, Khoa Y học cổ truyền (2005), Bài giảng Y học cổ truyền, tập II (tái bản lần thứ IV), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. |