Long não: Thảo dược đa công dụng cho sức khỏe
Tổng quan về Long não
Tên gọi, danh pháp
- Tên tiếng Việt: Long não.
- Tên gọi khác: Dã hương, chương não, rã hương, triều não, não tử.
- Tên khoa học: Folium et lignum Cinnamomi camphorae.
Đặc điểm tự nhiên
Long não là loại cây thân gỗ, thuộc nhóm cây thường xanh. Đường kính thân cây khoảng hơn 2m, cao trung bình từ 10 – 15m. Trong điều kiện lý tưởng, cây có thể cao từ 20 – 30m. Cây phân thành nhiều cành, cành cây thưa và nhẵn, phần vỏ hơi thô, có các đốm màu và có xu hướng nứt nẻ dọc theo thân.
Lá của cây Long não có bề mặt nhẵn và bóng, được phủ lớp sáp tự nhiên. Lá có hình bầu dục, mọc so le, mặt trên màu xanh sẫm và mặt dưới nhạt hơn. Khi vò nát, lá có mùi thơm đặc trưng. Gân lá dạng lông chim, gân chính nổi rõ, có gân phụ xung quanh với cuống lá dài từ 2.5 – 3cm.
Hoa của cây Long não nhỏ, có màu vàng lục, mọc thành từng chùm và mọc đều tại ngọn cành. Hoa lưỡng tính, đế hoa lõm chứa bộ nhụy và bao hoa xếp vòng. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa, bộ nhụy gồm 1 – 2 nhụy lép và 3 vòng nhụy hữu.
Quả Long não là quả mọng, mọc thành cụm với đường kính khoảng 1cm. Quả có hình cầu, to như hạt tiêu đen. Bên dưới quả là cuống nhỏ hình chén.
Cây long não
Khu vực phân bố
Nguồn gốc của Long não là từ Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện cây được trồng phổ biến tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây Long não chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền Bắc. Người ta còn tìm thấy những cây Long não cổ thụ, có tuổi đời ước tính lên đến 100 năm tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu
Thu hái, chế biến
Người ta chiết xuất tinh dầu Long não từ lá cây thông qua phương pháp chưng cất hơi nước. Trước đây, Đài Loan là quốc gia chuyên chiết xuất và chế biến tinh dầu Long não cũng như các sản phẩm từ loại cây này.
Bộ phận sử dụng
Mặc dù tất cả các bộ phận của cây Long Não đều chứa tinh dầu nhưng lá cây thường được ưu tiên sử dụng để chiết xuất. Một phần là vì lá cây sinh sản nhanh, một năm có thể thu được được 4 lần. Một phần là vì ý thức bảo vệ cây xanh và môi trường của người dân ngày càng được nâng cao.
►Xem thêm: Đại hoàng - Vị thuốc nhuận tràng, chữa táo bón, mụn nhọt
Thành phần hóa học của Long não
Tinh dầu Long não chứa nhiều hợp chất quan trọng, trong đó D-camphor là thành phần chính. Ngoài ra, tinh dầu còn có các hợp chất khác như cineol, α-terpineol, linalool, borneol, eugenol và một số hợp chất đặc trưng như γ-terpinen, terpinen-4-ol, β-cadinene, α-cubebene.
Công dụng của Long não
Long não là loại thảo dược mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe:
Theo y học cổ truyền
Long não là thảo dược có vị cay, tính nóng, có độc. Có khả năng sát trùng, thông khiếu, tiêu viêm, thanh nhiệt và giảm đau. Long Não thường được dùng làm thuốc ngoài da hơn là uống do độc tính có ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hô hấp. Các sản phẩm từ Long não có thể dùng để bôi ngoài da hoặc làm chất tạo mùi. Trước khi dùng cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn.
Camphor – thành phần chính trong Long não được sử dụng để giảm viêm, nhiễm trùng, tắc nghẽn, đau cơ và kích ứng ở các cơ quan. Tinh dầu Long não chủ yếu được dùng để xông hít, hỗ trợ giảm ho và bảo vệ đường hô hấp trên. Đồng thời, khi bôi ngoài, tinh dầu giúp giảm đau, sát trùng, trị nấm, ngứa, mụn cóc, loét lạnh, bệnh trĩ, viêm xương khớp. Ngoài ra, Long não còn giúp tăng lưu lượng máu cục bộ, giảm sưng và các cơn đau do kích ứng da.
Theo y học hiện đại
Tinh dầu Long não có khả năng sát trùng, gây tê và kích thích tim mạch, thần kinh. Khi sử dụng, tinh dầu giúp làm hưng phấn trung khu thần kinh, cải thiện hô hấp và tuần hoàn. Đặc biệt, khi bôi ngoài da, tinh dầu mang lại cảm giác mát lạnh, đồng thời hỗ trợ gây tê và giảm đau ở liều lượng phù hợp.
Ngoài ra, tinh dầu Long não còn được công nhận hiệu quả trong việc điều trị các bệnh nấm ngoài da. Ít ai biết rằng tinh dầu này cũng là thành phần quan trọng trong một số thuốc nhỏ tai, chất kháng khuẩn dùng trong điều trị nhiễm trùng tủy răng và sản phẩm hỗ trợ trị bỏng trong nha khoa và y học.
Long não là loại thảo dược mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe
Cách dùng & liều dùng Long não
Dùng ngoài: Tán bột Long não với lượng vừa đủ, sau đó trộn với dầu hoặc cồn bôi.
Uống trong: Tối đa 0.03 – 0.1g/ngày thuốc tán hoặc rượu.
Uống từ 0.5 – 1g/ngày có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, kích thích mạnh. Uống trên 2g/ngày có thể gây co giật, nói sảng và thậm chí là tử vong.
Lưu ý: Long não tự nhiên khác biệt hoàn toàn với long não tổng hợp được chế tạo thành sáp để xua đuổi con trùng. Long não tổng hợp có chứa naphtalen, gây độc tính cấp nguy hiểm tính mạng nếu hít quá nhiều hoặc ăn nhầm. Vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng.
Bài thuốc chữa bệnh từ Long não
Cùng khám phá cách sử dụng Long não qua các bài thuốc dưới đây:
1. Chữa viêm họng, ho, đờm khò khè
- Chuẩn bị: 1.5g bột từ cây long não, 7g phèn chua, 3g băng phiến đại bi.
- Cách thực hiện: Hòa tan tất cả các nguyên liệu chuẩn bị với một ít cồn rồi thêm 30ml nước ấm vào. Sau đó lấy tăm bông chấm vào hỗn hợp này rồi bôi vào họng, ngày dùng vài lần.
2. Chữa hôi nách
- Chuẩn bị: 0.4g bột long não, 1 miếng gừng sống.
- Cách thực hiện: Giã nhỏ tất cả nguyên liệu trên, lấy nước bôi vào nách, ngày thực hiện vài lần.
3. Chữa đau răng
- Chuẩn bị: 3g long não, 3g chu sa.
- Cách thực hiện: Nghiền tất cả nguyên liệu trên thành bột mịn, xát vào chỗ đau răng.
4. Trị ghẻ, lở ngứa
- Chuẩn bị: Long não, hoa tiêu, mè đen lượng vừa đủ.
- Cách thực hiện: Tán các nguyên liệu trên thành bột mịn, thêm vào một ít Vaseline để bôi.
5. Trị chàm ở chân bôi nhiễm hoặc loét
- Chuẩn bị: 3g long não, 2 miếng đậu hũ.
- Cách thực hiện: Trộn nát các nguyên liệu trên, dùng để đắp ngoài da.
6. Trị đau khớp do bong gân
Pha long não với cồn 10% hoặc pha long não với dầu tùng tiết để xoa bóp chỗ đau.
Long não được ứng dụng trong nhiều bài thuốc
Lưu ý khi dùng Long não chữa bệnh
Khi sử dụng tinh dầu Long não, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo an toàn:
- Không uống trực tiếp tinh dầu để điều trị ho, nhiễm trùng đường hô hấp hay các vấn đề như chướng bụng, đầy hơi.
- Không sử dụng khi có sốt nóng.
- Không bôi lên da trầy xước vì tinh dầu có thể xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng, gây ngộ độc nếu nồng độ quá cao.
- Tham khảo hướng dẫn pha loãng trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ.
- Người bị suyễn, động kinh, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh tiếp xúc dưới mọi hình thức.
- Bảo quản an toàn, để xa tầm tay trẻ em, thú cưng.
- Long não dễ cháy và có nguy cơ gây bỏng nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt vì vậy cần tránh để gần nước nóng, lò vi sóng hoặc các thiết bị tạo nhiệt.
- Tuyệt đối không thêm vào máy làm ẩm không khí.
Thuốc rắn có chứa thành phần Long não
Thay vì chỉ áp dụng các bài thuốc dân gian vừa phức tạp vừa tốn thời gian, bạn có thể tham khảo sử dụng thuốc rắn số 1 Zia Tu Wan. Sản phẩm này đến từ trung tâm Royal Park Thailand và có thành phần chính là nọc độc rắn hổ mang chúa kết hợp với các thảo dược tự nhiên, trong đó có Long não.
Thuốc rắn số 1 Zia Tu Wan có tác dụng:
- Thanh nhiệt, giải độc
- Đặc trị trĩ, táo bón
- Điều trị dị ứng, nổi mề đay
- Chữa vảy nến, vảy rồng, nấm da, nổi mụn, mẩn đỏ, hôi miệng, lở miệng.
Thuốc rắn số 1 Zia Tu Wan
Long não là loại thảo dược có nhiều công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, trước khi dùng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Để tránh việc sử dụng quá liều hoặc sai cách, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa thành phần Long não như thuốc rắn số 1 Zia Tu Wan tại Hàng Thái Chính Hãng. Nếu cần được tư vấn chi tiết về sản phẩm, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0367.398.006.
Nguồn tham khảo: 1. Bộ Y tế (2006), Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, Hà Nội. 3. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. |