Bạch truật: thần dược bổ khí, kiện tỳ
Tổng quan về bạch truật
Tên gọi, danh pháp
- Tên tiếng Việt: Bạch truật
- Tên gọi khác: Đông truật, Dã ư truật, Ư tiềm truật, Tiêu bạch truật, Mễ cam thủy chế bạch truật, Thổ sao bạch truật, Sao bạch truật, Sinh bạch truật, Ư truật, Sa ấp điều căn, Bạch đại thọ, Triết truật, Ngật lực già, Sơn tinh, Thiên đao, Mã kế, Phu kế, Dương phu, Sơn liên, Sơn giới, Sơn khương, Truật sơn kế, Truật.
- Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz. Thuộc họ Asteraceae (Cúc).
Đặc điểm tự nhiên
Bạch truật là một loài thực vật sống lâu năm. Lá cây mọc so le, có cuống dài, phiến lá chia thành ba thùy. Những lá gần ngọn thường không chia thùy và có cuống ngắn hơn. Mép lá có răng cưa.
Hoa của bạch truật có màu trắng, mọc thành cụm với lớp bao tổng bên ngoài, gồm bảy lớp xếp chồng lên nhau trông như mái ngói. Cánh hoa có sắc trắng ở phía dưới và tím đỏ ở phần trên.
Phần rễ phát triển thành củ lớn và được sử dụng phổ biến trong y học.
Bạch truật
Khu vực phân bố
Bạch truật có nguồn gốc từ Trung Quốc và hiện nay được trồng phổ biến tại Việt Nam. Loài cây này có khả năng thích nghi tốt, có thể sinh trưởng ở cả khu vực núi cao lẫn vùng đồng bằng có khí hậu nóng ẩm.
Thu hái, chế biến
Bạch truật thường được trồng ở vùng núi cao, nơi có khí hậu lạnh, chủ yếu để nhân giống, thời gian thu hoạch sau 2 – 3 năm. Trong khi đó, nếu trồng ở vùng đồng bằng, cây phát triển nhanh hơn và có thể thu hoạch sau khoảng 10 – 12 tháng.
Mùa thu hoạch bạch truật rơi vào tháng 10 âm lịch. Khi phần lá gốc bắt đầu úa vàng, có thể tiến hành đào củ. Sau khi thu hoạch, củ bạch truật được rửa sạch, loại bỏ rễ con. Tùy vào phương pháp chế biến, củ có thể được phơi khô nguyên trạng hoặc thái lát rồi phơi khô (gọi là sinh sái truật hay đông truật). Nếu sấy khô, sản phẩm thu được sẽ gọi là hồng truật.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận được sử dụng của bạch truật là thân rễ.
►Xem thêm: Câu kỷ tử - Vị thuốc bổ toàn thân, giúp cơ thể trẻ khỏe
Thành phần hóa học của bạch truật
Thành phần chính của bạch truật là tinh dầu (1,4%) cùng với các hợp chất như atractylola (C15H16O), atractylon (C14H18O) và vitamin A.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã xác định được hơn 79 hợp chất khác có trong bạch truật, bao gồm:
- Sesquiterpenoids
- Triterpenoids
- Polyacetylenes
- Coumarin
- Phenylpropanoids
- Flavonoid, steroid, benzoquinones, polysaccharide.
Công dụng của bạch truật
Theo y học cổ truyền
Bạch truật có vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, tác động chủ yếu đến kinh tỳ, vị. Theo Đông y, bạch truật có công dụng kiện tỳ, bổ khí, trừ thấp, hóa ứ và an thai. Loại dược liệu này thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề sau:
- Chức năng tỳ vị suy yếu, kém ăn, tiêu chảy hoặc táo bón
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Ra mồ hôi trộm, mồ hôi nhiều bất thường
- Cảm giác tức ngực, khó thở
- Hỗ trợ an thai
- Đau bụng, đau dạ dày
- Lợi tiểu
- Hỗ trợ cải thiện tình trạng cục máu đông
Bạch truật có công dụng kiện tỳ, bổ khí
Theo y học hiện đại
Theo nghiên cứu, bạch truật có tác dụng:
Chữa suy nhược, hỗ trợ tiêu hóa
Theo nghiên cứu của Đại học Y khoa Chiết Giang (được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology) và nghiên cứu năm 2018 của Đại học Kyung Hee, bạch truật mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:
- Hỗ trợ tiêu hóa, giảm mệt mỏi, cải thiện chứng chán ăn và tình trạng ra mồ hôi trộm ở những người suy nhược cơ thể.
- Có tác dụng chống viêm, ức chế sự phát triển của khối u, chống oxy hóa, điều hòa hệ miễn dịch, đồng thời hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer và béo phì.
- Chiết xuất từ Bạch truật giúp tăng biệt hóa bạch cầu đơn nhân trong phúc mạc do thioglycollate, đồng thời ức chế TNF-α và IL-6 trong máu do tác động của LPS, nhờ đó mang lại hiệu quả kháng viêm cho hệ tiêu hóa.
Kháng viêm, virus, ức chế khối u
Theo nghiên cứu của Đại học Y học Cổ truyền Thượng Hải, thành phần chính trong Bạch truật là atractylon – có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày, ruột và gan.
Các công dụng chính của atractylon bao gồm:
- Hiệu quả trong việc ức chế tế bào ung thư, đặc biệt đối với tế bào HepG2, MCG803 và HCT-116.
- Khả năng kháng virus, đặc biệt đối với chủng H3N2.
- Chống viêm nhờ cơ chế ức chế sản xuất nitric oxide (NO) do lipopolysaccharide (LPS) kích thích trong tế bào ANA-1.
Hỗ trợ an thai
Nghiên cứu của Đại học Y khoa Chiết Giang, được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology năm 2018, cho thấy rằng bạch truật khi kết hợp với các loại thảo dược khác có thể giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, các nghiên cứu từ Đại học Y khoa Hắc Long Giang, Đại học Toho (Nhật Bản) và Trường Khoa học Đời sống Quảng Châu đã chỉ ra rằng thành phần dầu dễ bay hơi trong bạch truật, đặc biệt là atractylon, có khả năng ức chế chuyển động tự phát của tử cung, làm giảm lực co bóp, từ đó giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm và giảm nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, bạch truật còn chứa inulin – một hợp chất hỗ trợ điều trị táo bón và giúp ổn định sức khỏe thai kỳ, đặc biệt trong những tháng cuối.
An thần, điều hòa tâm lý
Nghiên cứu của Đại học Vienna (Áo), được công bố trên tạp chí quốc tế về sinh học thần kinh, đã chỉ ra rằng các hợp chất atractylenolide II và III trong bạch truật có tác dụng an thần và gây ngủ tương tự như một số loại thuốc an thần.
Tác dụng làm đẹp
Theo sách Lý thuyết về Bản chất Y học của Trung Quốc, bạch truật có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng da sạm màu.
Cách dùng & liều dùng bạch truật
Bạch truật thường được sử dụng dưới dạng sắc hoặc bào chế thành hoàn, tán. Liều dùng thông thường từ 5 – 15g/ngày. Trường hợp cần hỗ trợ thông tiện, có thể tăng liều lên 60 – 120g/ngày.
Bài thuốc chữa bệnh từ bạch truật
1. Bài thuốc kiện tỳ, cầm tiêu chảy
Bài 1: Thang lý trung (trị tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng, kém ăn, mệt mỏi)
- Chuẩn bị: Bạch truật (12g), đảng sâm (12g), sinh khương (8g), cam thảo (4g)
- Thực hiện: Sắc uống.
Bài 2: Bột sâm truật (Trị tỳ hư thấp trệ, đại tiện lỏng, ăn không tiêu, bụng đầy hơ, người mệt mỏi)
- Chuẩn bị: Bạch truật, bạch sâm, phục linh, ý dĩ, nhục đậu khấu, liên nhục, kha tử, trần bì (mỗi vị 12g), sơn tra, thần khúc (mỗi vị 8g), mộc hương, sa nhân, cam thảo (mỗi vị 4g)
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang/ngày hoặc tán bột làm thành viên hoàn.
2. Bài thuốc kiện vị tiêu thực (hỗ trợ tiêu hóa)
- Chuẩn bị: Bạch truật đem đi sao (12g), chỉ thực (6g)
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang/ngày hoặc tán bột làm thành viên hoàn, uống mỗi ngày 2 – 3 lần với nước cơm, mỗi lần 8g.
3. Bài thuốc cố biểu, chỉ hãn
Bài 1: Trị lo âu, hồi hợp, tự ra mồ hôi
- Chuẩn bị: Bạch truật (12g), hoàng kỳ (12g), phù tiểu mạch (20g)
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang/ngày.
Bài 2: Trị tùy hư, hơi thở ngắn, người mệt mỏi, tự ra mồ hôi
- Chuẩn bị: Bạch truật (12g), phòng phong (12g), mẫu hệ (24g)
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang/ngày hoặc tán bột chiêu với nước đun sôi, mỗi lần uống 12g.
4. Bài thuốc lợi niệu tiêu thũng
Bài 1: Thang linh quế truật cam (trị tỳ hư, mắt mờ, tim đập nhanh, ho hen có đờm)
- Chuẩn bị: Bạch truật, quế chi, cam thảo (mỗi vị 8g), phục linh (12g)
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang/ngày.
Bài 2: Bột toàn sinh bạch truật (trị phù nề)
- Thực hiện: Bạch truật, đại phúc bì, ngũ gia bì, địa cốt bì, gừng tươi (mỗi vị 12g), phục linh bì (20g)
- Thực hiện: Sắc uống.
5. Bài thuốc an thai
Bài 1: Đương quy tán (Trị huyết kém, thai nhiệt không yên ở phụ nữ có thai)
- Chuẩn bị: Bạch truật (32g), đương quy, hoàng cầm, bạch thược, xuyên khung (64g)
- Thực hiện: Sấy khô, tán bột. Uống từ 8 – 12g mỗi ngày cùng với rượu loãng.
Bài 2: Thái sơn bàn thạch thang (ích khí kiện kỳ, dưỡng huyết an thai)
- Chuẩn bị: Bạch truật, thục địa (mỗi vị 10g), hoàng kỳ (15g), đương quy (8g), thược dược (6g), nhân sâm (5g), hoàng cầm, tục đoạn, nhu mễ (mỗi vị 5g), xuyên khung, chích thảo, sa nhân (4g)
- Thực hiện: Sắc uống 1 thang/ngày.
6. Món ăn thuốc có bạch truật
Cháo lòng lợn bạch truật (trị đau bụng đầy tức trướng hơi từng cơn ở phụ nữ)
- Chuẩn bị: Bạch truật (40g), gừng nướng (40g), gạo tẻ (60g), lòng lợn (1 đoạn), cau (1 quả)
- Thực hiện: Lòng lợn rửa sạch, cắt khúc; các dược liệu đem thái lát, giã dập rồi sắc lấy nước, loại bỏ bã. Gạo vo kỹ, nấu cháo cùng lòng lợn, khi cháo nhừ thì cho nước sắc thuốc vào, nêm gia vị và đun sôi lại. Dùng khi đói.
Cao lỏng bạch truật
- Chuẩn bị: Bạch truật (300g)
- Thực hiện: Sắc lấy nước, lọc bỏ bã, sau đó cô đặc thành cao lỏng theo tỷ lệ 1:1. Mỗi lần dùng khoảng 2 - 3 muỗng, uống ngày 2 lần cùng nước sôi để nguội, có thể thêm chút đường cho dễ uống.
Cháo bạch truật vỏ quất (trị tiêu chảy, đầy bụng, chán ăn)
- Chuẩn bị: Bạch truật (24g), vỏ quất (14g), gạo tẻ (100g)
- Thực hiện: Sắc bạch truật và vỏ quất lấy nước, loại bỏ bã. Khi cháo chín, cho nước sắc vào, đun sôi lại rồi nêm gia vị vừa ăn.
Cháo nếp sâm kỳ truật táo (trị suy nhược, có thai dọa sảy ở phụ nữ)
- Chuẩn bị: Bạch truật (12g), đảng sâm (12g), hoàng kỳ (30g), đại táo (14g), gạo nếp (50g)
- Thực hiện: Sắc bốn loại dược liệu lấy nước, lọc bỏ bã. Khi cháo chín, thêm nước sắc vào, đun sôi vài phút. Dùng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều.
Nước hồ bạch truật (trị chảy bọt dãi ở trẻ em)
- Chuẩn bị: Sinh bạch truật (10g)
- Thực hiện: Nghiền nhỏ sinh bạch truật, trộn với một ít nước cơm và lượng nước vừa đủ, chưng trên lửa nhỏ. Dùng ba lần mỗi ngày.
Bánh khảo bạch truật (Dùng cho trẻ nhỏ ăn kém, tiêu chảy mạn tính, người cao tuổi, người suy nhược)
- Chuẩn bị: Sinh bạch truật (250g), đại táo (250g), bột gạo (500g).
- Thực hiện: Sinh bạch truật nghiền nhỏ, rang chín. Đại táo hấp chín, bỏ hạt. Trộn cùng bột gạo (hoặc bột mì) và nước, nhào thành 10 chiếc bánh, sau đó hấp chín. Dùng vào buổi sáng, mỗi lần 1 - 2 cái.
Bạch truật là thành phần chính của nhiều bài thuốc chữa bệnh
Lưu ý khi dùng bạch truật chữa bệnh
Khi dùng bạch truật để chữa bệnh, cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau:
- Không dùng cho người bị can thận động khí, táo khát, đầy trướng, âm hư hỏa vượng, thận hư, người khí trệ, uất kết, tích tụ trong cơ thể, dễ nổi mụn nhọt, suy nhược, khó thở.
- Kiêng kỵ khi ăn cùng các thực phẩm như thịt chim sẻ, tùng, thái, lý, đào và thanh ngư.
- Nếu sử dụng để bổ khí, an thai, cầm mồ hôi và kiện tỳ, cần sao vàng trước khi dùng. Ngược lại, nếu muốn lợi tiểu và giảm ẩm thấp, nên dùng bạch truật ở dạng tươi.
- Với trường hợp khí trệ gây đầy tức vùng bụng và ngực nên kết hợp với sa nhân, mộc hương và trần bì để tăng hiệu quả điều trị.
- Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng bạch truật bao gồm: khô miệng, buồn nôn, khó chịu trong miệng.
- Cần phân biệt bạch truật với bạch truật nam (thổ tam thất) – một loại thân rễ thuộc họ Cúc (Asteraceae) tránh nhầm lẫn trong sử dụng.
Thuốc rắn có chứa thành phần bạch truật
Bạch truật từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhằm khai thác tối đa công dụng của dược liệu này, các chuyên gia tại trung tâm Royal Thai Herb đã nghiên cứu và ứng dụng vào thuốc rắn số 2 Cir Tun Wan.
Sản phẩm không chỉ giúp tăng cường chức năng gan, giải độc gan, mà còn hỗ trợ tim mạch, huyết áp, cải thiện thị lực một cách hiệu quả. Đặc biệt, Cir Tun Wan còn giúp ngăn ngừa tai biến mạch máu não, đột quỵ, rất phù hợp cho người cao tuổi và người thường xuyên làm việc căng thẳng về trí óc.
Thuốc rắn số 2 Cir Tun Wan
Với những công dụng tuyệt vời như bổ khí, kiện tỳ, hỗ trợ tiêu hóa, an thần và làm đẹp, bạch truật thực sự là một "thần dược" thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần sử dụng đúng cách và tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm có thành phần bạch truật, hãy tham khảo thuốc rắn số 2 Cir Tun Wan của Hàng Thái Chính Hãng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tận tình.
Nguồn tham khảo: 1. Bộ Y tế (2006), Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, Hà Nội. 3. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. |