Băng phiến: Đặc điểm, công dụng và bài thuốc chữa bệnh
Tổng quan về Băng phiến
Tên gọi, danh pháp
- Tên tiếng Việt: Băng phiến.
- Tên gói khác: Băng phiến não, Long não hương, Nguyên từ lặc, Long não, Mai hoa não, Phiến não.
- Tên khoa học: Borneol, Borneocamphor, Bocneola.
Đặc điểm tự nhiên
Băng phiến là loại cây nhỡ, cao từ 1,5 m - 2,5 m. Thân cây có nhiều rãnh dọc và phủ lớp lông, đặc biệt ở phần ngọn có nhiều cành nhánh.
Lá cây có hình trứng, hai đầu nhọn và hơi tù, dài khoảng 12 cm, rộng khoảng 5 cm. Mặt trên của lá có lớp lông, mép lá có thể nguyên vẹn hoặc xẻ thành răng cưa. Vì phiến lá ở dưới bị xẻ quá sâu nên gốc lá thường có 2,4 hoặc 6 thùy nhỏ. Khi vò lá, ta có thể cảm nhận được mùi thơm đặc trưng.
Hoa Băng phiến có màu vàng, mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, trên hoa cũng có lớp lông tơ. Quả cây nhỏ, có hình bế, chiều dài khoảng 1 mm và mang chùm lông ở đỉnh.
Cây băng phiến
Khu vực phân bố
Băng phiến là cây mọc hoang ở nhiều vùng miền tại Việt Nam. Cây thường phát triển mạnh mẽ ở những nơi có ánh sáng mạnh, đặc biệt là ở các vùng đồi đã được khai phá nhưng lại ít gặp trong các khu rừng sâu. Băng phiến cũng có mặt tại một số quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Thu hái, chế biến
Lá được thu hoạch quanh năm nhưng mùa hè là thời điểm tốt nhất để thu hoạch. Sau khi thu hoạch, lá cần được rửa sạch và phơi khô trong điều kiện mát.
Mai hoa Băng phiến được chiết xuất qua quá trình chưng cất lá và thăng hoa. Các bộ phận như búp và lá non thường chứa nhiều mai hoa Băng phiến hơn so với các phần khác của cây. Mai hoa Băng phiến ở dạng tinh thể trong suốt hoặc nửa trong suốt, có hình dáng giống cánh hoa mai và mùi thơm nhẹ dễ chịu. Vị của nó có tính cay mát và y học hiện đại gọi hoạt chất này là borneol.
Bộ phận sử dụng
Lá Băng phiến và mai hoa Băng phiến là bộ phận chủ yếu được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh, thường dùng nhất dưới dạng thuốc xông hoặc nước sắc.
►Xem thêm: Long não - Thảo dược đa công dụng cho sức khỏe
Thành phần hóa học của Băng phiến
Lá băng phiến chứa 0,2% - 1,88% tinh dầu và các hợp chất Băng phiến. Tinh dầu của cây này gồm các thành phần như borneol, camphor và cineol.
Chất Băng phiến tinh chế có chứa borneol với các tinh thể óng ánh và trắng như cánh hoa mai. Chính vì vậy, chất này còn được gọi là mai hoa băng phiến.
Công dụng của Băng phiến
Băng phiên mang lại nhiều công dụng trong y học cổ truyền và hiện đại:
Theo y học cổ truyền
Băng phiến có vị cay, đắng, hăng, tính hơi hàn, không có độc. Tác dụng chủ yếu vào 3 kinh phế, tâm và can, giúp thông khiếu, giải uất, sáng mắt, chữa đau bụng, đau ngực, ho lâu ngày, ngạt mũi, đau họng, đau mắt, đau răng.
Theo y học hiện đại
Theo nghiên cứu, băng phiến có một số tác dụng sau đây:
-
Chống khối u
Chiết xuất dihydroflavonol có trong băng phiến có khả năng tác động đến các tế bào ung thư, làm chúng chết theo chu trình. Mặc dù các thử nghiệm này hiện mới chỉ được thực hiện trên động vật thí nghiệm nhưng đây là một tín cực, mở ra triển vọng cho các nghiên cứu ung thư trong tương lai.
-
Bảo vệ gan
Nghiên cứu cho thấy, băng phiến khi sử dụng qua đường uống có tác dụng bảo vệ gan hiệu quả, đặc biệt là chống lại các tổn thương do paracetamol và prednisolone gây ra. Đây là những loại thuốc kháng viêm và giảm đau phổ biến hiện nay.
-
Chống vi khuẩn và chống viêm
Các chiết xuất từ băng phiến đã cho thấy khả năng ức chế một số vi khuẩn gây hại như S. epidermidis, Enterobacter cloacae và S. aureus. Điều này cho thấy các hợp chất từ B. balsamifera có tác dụng chống lại các vi sinh vật gây nhiễm và sinh độc tố, giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
-
Chống kết tập tiểu cầu
Băng phiến đã được nghiên cứu và chứng minh có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu. Chiết xuất B. balsamifera của Băng phiến giúp giảm huyết áp, giãn nở mạch máu và ức chế hệ thần kinh giao cảm, từ đó hỗ trợ điều trị tăng huyết áp và chứng mất ngủ. Ngoài ra, băng phiến còn có tác dụng lợi tiểu, giúp cải thiện chức năng thận và bài tiết.
-
Chữa lành vết thương
Nghiên cứu của Wang và cộng sự đã chỉ ra rằng, khi bôi dầu B. balsamifera lên da của chuột có vết thương ở liều 2000mg/kg trong vòng 24 giờ, không xảy ra phản ứng dị ứng hay độc cấp tính. Đặc biệt, vết thương phục hồi nhanh hơn so với nhóm chuột được điều trị bằng dầu không phải từ B. balsamifera.
Băng phiên mang lại nhiều công dụng trong y học cổ truyền và hiện đại
Cách dùng & liều dùng Băng phiến
Liều dùng hàng ngày của băng phiến thường dao động từ 0.1 - 0.2 g, chia thành nhiều lần uống dưới dạng bột thuốc. Khi sử dụng ngoài da, không cần phải quan tâm đến liều lượng cụ thể, thường được phối hợp với các vị thuốc khác để phát huy tối đa hiệu quả điều trị.
Lưu ý: Băng phiến tự nhiên chiết xuất từ nhựa cây long não, cây đại bi hay từ nhựa thông, được ứng dụng trong y học. Khác hoàn toàn với Băng phiến nhân tạo được sản xuất từ Naphthalene, hoạt chất có nguồn gốc từ đá hay dầu hỏa. Loại này gây độc tính cấp nguy hiểm tính mạng nếu ăn nhầm hoặc hít phải với liều lượng lớn. Vì vậy, khi sử dụng băng phiến, bạn cần chú ý phân biệt giữa hai loại này.
Bài thuốc chữa bệnh từ Băng phiến
Dưới đây là tổng hợp những bài thuốc dân gian từ băng phiến giúp điều trị các triệu chứng thường gặp:
1. Mắt sưng đỏ, đau và có màng
- Chuẩn bị: Băng phiến lượng vừa đủ.
- Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, điểm vào mắt.
2. Răng sưng đau, lợi đau nhức, viêm miệng ở trẻ
- Chuẩn bị: Bằng sa, chu sa, băng phiến, nguyên minh phấn.
- Cách thực hiện: Tán bột và thổi vào miệng cho đến khi nôn ra.
3. Trúng phong hôn mê, tay chân lạnh, kinh giản
- Chuẩn bị: Hoàng cầm, hùng hoàng, uất kim, chu sa, ngưu hoàng, sơn chi, hoàng liên và tê giác (30g mỗi vị); trân châu (1.5g), xạ hương và băng phiến (4.5g mỗi vị).
- Cách thực hiện: Tán bột các vị dược liệu và làm viên, uống theo toa.
4. Chàm vành tai, viêm ống tai ngoài, viêm tai giữa
- Chuẩn bị: Băng phiến 1 phần, khô phần 10.
- Cách thực hiện: Tán thành bột mịn và thoa ngoài.
5. Mụn đỏ ở mũi
- Chuẩn bị: Băng phiến và sữa.
- Cách thực hiện: Tán bột băng phiến rồi trộn đều với sữa và thoa lên mũi.
6. Nội nhọt
- Chuẩn bị: Băng phiến 1 – 2 phân.
- Cách thực hiện: Trộn với nước hành, thoa vào vùng cần điều trị.
7. Giảm đau, chống viêm, hạ sốt
- Chuẩn bị: Băng sa, chu sa, băng phiến, huyền minh phấn
- Cách thực hiện: Tán bột thoa vào chỗ đau hoặc thổi vào cổ họng. Đợi nước bọt tiết nhiều thì nhổ ra ngoài sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
8. Đau đầu, chóng mặt
- Chuẩn bị: Băng phiến bằng hạt gạo.
- Cách thực hiện: Băng phiến cho vào miếng dán rồi dán lên huyệt Thần môn. Sau 3 ngày thì thay mới, thay tầm 4 lần là xong liệu trình.
9. Zona thần kinh
- Chuẩn bị: 10 – 30g băng phiến.
- Cách thực hiện: Tán bột, trộn với nước cơm và thoa vào chỗ đau.
10. Lở loét do nằm lâu
- Chuẩn bị: 2g não sa và băng phiến
- Cách thực hiện: Tán bột, trộn với 200ml cồn 75% rồi thoa lên vùng da bị lở.
11. Chàm ở chân bị loét hoặc bội nhiễm
- Chuẩn bị: 1 miếng đậu hủ, 3g băng phiến
- Cách thực hiện: Giã nát, đắp lên da.
12. Lở ngứa ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: Mè đen, hoa tiêu và băng phiến với liều lượng bằng nhau
- Cách thực hiện: Tán bột mịn, trộn với Vaseline rồi thoa lên vùng da cần điều trị.
13. Bỏng ngoài da
- Chuẩn bị: Đương quy, tử thảo, địa du mỗi vị 1g, cam thảo 3 đồng cân, băng phiến 5 đồng cân
- Cách thực hiện: Chế thành thuốc đắp ngoài da, thay thuốc sau 6 – 7 ngày/lần, trường hợp nhiễm khuẩn thì thay 2 – 3 ngày/lần.
14. Chàm lở
- Chuẩn bị: 30g thanh đại, 100g lưu hoàng, 100g khô phàn, 1.5g băng phiến, 500g thạch cao nung.
- Cách thực hiện: Tán bột, trộn với dầu thực vật và bôi lên vùng da cần điều trị. Sử dụng ngày 2 lần và liên tục trong 5 – 7 ngày.
15. Nứt nẻ tay chân
- Chuẩn bị: 50g đại hoàng, 30g bạch cập, 3g băng phiến.
- Cách thực hiện: Tán bột, trộn với mật ong và bôi ngoài da. Sử dụng ngày 3 lần cho đến khi hết nứt nẻ.
16. Ung nhọt và quai bị
- Chuẩn bị: Băng phiến vừa đủ và 20g thanh đại.
- Cách thực hiện: Trộn với nước ấm và thoa lên vùng da cần điều trị.
17. Tưa miệng
- Chuẩn bị: 20g ngũ bội tử, 4g băng phiến.
- Cách thực hiện: Tán bột rồi thổi vào vùng miệng bị tưa. Mỗi ngày thực hiện 2 lần cho đến khi khỏi hoàn toàn.
Băng phiến là thành phần qune thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian
Lưu ý khi dùng Băng phiến chữa bệnh
Khi sử dụng Băng phiến, cần đặc biệt chú ý đến một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng.
- Băng phiến không được tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc để gần lửa.
- Dùng quá liều lượng khuyến cáo có thể gây tác dụng phụ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
- Không dùng với rượu vì có thể gây ngộ độc.
Thuốc rắn có chứa thành phần Băng phiến
Khi sử dụng băng phiến, cần phải thận trọng và tuân theo hướng dẫn của người có chuyên môn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Việc lạm dụng hoặc sử dụng sai cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để giảm thiểu rủi ro này, thay vì sử dụng băng phiến trực tiếp, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có thành phần từ băng phiến, ví dụ như thuốc rắn số 1 Zia Tu Tan.
Thuốc rắn số 1 Zia Tu Wan của trung tâm Royal Park Thailand là một sản phẩm kết hợp giữa nọc độc rắn hổ mang chúa cùng với các thảo dược tự nhiên như băng phiến. Sản phẩm này có nhiều công dụng nổi bật giúp hỗ trợ sức khỏe:
- Thanh nhiệt, hạ hỏa, giảm tình trạng nóng trong người.
- Thanh máu, giải độc, giúp làm sạch cơ thể từ bên trong.
- Tăng cường sức đề kháng
- Chữa viêm da, dị ứng da, mụn trứng cá, hôi miệng, lở miệng, hôi chân, thối móng,...
Thuốc rắn số 1 Zia Tu Wan
Băng phiến có khả năng chống viêm, bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng cần đúng cách và theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn. Để tiện lợi hơn bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng sản phẩm có chứa thành phần Băng phiến như thuốc rắn số 1 Zia Tu Tai tại Hàng Thái Chính Hãng.
Nguồn tham khảo: 1. Bộ Y tế (2006), Giáo trình Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2010), Dược điển Việt Nam IV, Hà Nội. 3. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I và II, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Đỗ Tất Lợi (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. |