Ăn cay có bị trĩ không? Giải đáp từ chuyên gia
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Bệnh trĩ (hay còn gọi là lòi dom) là tình trạng các tĩnh mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị giãn quá mức. Bệnh trĩ không hình thành do một nguyên nhân mà thường là hệ quả của nhiều yếu tố tác động cùng lúc.
Do di truyền
Yếu tố di truyền đóng vai trò đáng kể trong việc hình thành bệnh trĩ. Nếu người thân trong gia đình từng mắc bệnh, khả năng bạn cũng gặp phải tình trạng này sẽ cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số gen di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Áp lực vùng bụng
Áp lực ổ bụng gia tăng do các yếu tố như mang thai, béo phì hoặc lao động nặng nhọc thường xuyên có thể khiến các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và trực tràng bị giãn nở, dẫn đến hình thành bệnh trĩ.
Đặc biệt, trong giai đoạn cuối thai kỳ, trọng lượng cơ thể mẹ và thai nhi tăng nhanh làm tăng áp lực lên vùng sàn chậu. Đồng thời, quá trình mang thai cũng làm giảm nhu động ruột, khiến việc tiêu hóa kém hiệu quả. Những điều này dễ khiến phụ nữ mang thai bị táo bón kéo dài – một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ.
Tiêu chảy, táo bón
Chế độ ăn nghèo chất xơ kéo dài dễ gây táo bón, khiến người bệnh phải rặn nhiều và ngồi lâu mỗi khi đi đại tiện. Hành động này làm tăng áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng, lâu dần tạo điều kiện hình thành búi trĩ.
Ngoài ra, tiêu chảy kéo dài cũng có thể góp phần gây trĩ do cơ thể bị mất nước, phân trở nên quá mềm, gây kích thích và ảnh hưởng đến các tĩnh mạch hậu môn.
Lối sống & thói quen ăn uống
Lười vận động kết hợp với chế độ ăn ít chất xơ là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Việc ngồi hoặc đứng quá lâu, thường gặp ở dân văn phòng có thể gây áp lực lên vùng hậu môn, tạo điều kiện cho bệnh trĩ phát triển.
Ngược lại, bổ sung đầy đủ chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ lợi khuẩn phát triển, làm sạch đường ruột và hạn chế táo bón. Vì vậy, những người ăn ít chất xơ thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón kéo dài – yếu tố góp phần hình thành bệnh trĩ.
Bệnh trĩ thường là hệ quả của nhiều yếu tố tác động cùng lúc
Ăn cay có bị trĩ không?
Ăn cay không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra trĩ nhưng có thể là yếu tố làm nặng thêm các triệu chứng bệnh.
-
Gia vị cay như ớt, tiêu, sa tế,...có thể kích thích niêm mạc ruột và hậu môn, làm tăng cảm giác nóng rát, đau rát sau khi đi tiêu.
-
Khi bạn bị táo bón và rặn mạnh, ăn cay lại khiến phân cứng và khô càng khó đi ngoài, từ đó tăng nguy cơ tổn thương vùng hậu môn.
-
Nếu bạn đang có vết thương nhỏ hoặc viêm nứt hậu môn, đồ ăn cay có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn, dễ dẫn đến trĩ hoặc sa búi trĩ.
Tóm lại: Ăn cay không gây bệnh trĩ nhưng kết hợp với các yếu tố khác (chế độ ăn thiếu chất xơ, lười vận động,...) thì nguy cơ bị trĩ sẽ tăng cao.
Ăn cay là yếu tố làm nặng thêm các triệu chứng bệnh bệnh trĩ
Ăn cay có làm trĩ nặng hơn không?
Đối với người bị trĩ, việc ăn quá nhiều đồ cay có thể gây ra các tác động như:
-
Tăng cảm giác nóng rát và đau nhức vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
-
Chảy máu hậu môn nhiều hơn, do niêm mạc bị kích ứng.
-
Búi trĩ dễ sưng to, gây vướng víu, khó chịu và ngứa ngáy.
Ngoài ra, ăn cay còn làm rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, phân lỏng dẫn đến việc đi đại tiện nhiều lần trong ngày, điều này cũng khiến trĩ dễ trở nặng hơn. Với người bị trĩ, việc hạn chế tối đa đồ ăn cay là cần thiết, nhất là trong giai đoạn trĩ đang viêm nặng hoặc chảy máu.
Ăn cay có thể khiến cho bệnh trĩ dễ trở nặng hơn
Người bị trĩ nên ăn gì?
Ăn cay quá mức có thể gây kích ứng niêm mạc, tạo cảm giác khó chịu khi đi đại tiện và làm các triệu chứng bệnh trĩ trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy người bị trĩ nên ăn gì?
Thực phẩm giàu chất xơ
Người bị trĩ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp làm mềm phân, hỗ trợ quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn, từ đó góp phần phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh trĩ. Ngoài ra, việc uống đủ nước, nước ép trái cây hoặc súp cũng rất cần thiết để giúp chất xơ phát huy hiệu quả tối ưu trong hệ tiêu hóa.
Thực phẩm giàu Vitamin C và E
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và duy trì độ bền cho hệ thống mạch máu, do đó rất có lợi cho người bệnh trĩ. Loại vitamin này có nhiều trong các loại rau củ và trái cây như bông cải xanh, ổi, kiwi, cam, dâu tây, đu đủ…
Trong khi đó, vitamin E hỗ trợ bảo vệ màng tế bào, giảm viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi các mô bị tổn thương và giúp thu nhỏ búi trĩ. Một số thực phẩm giàu vitamin E có thể kể đến như cải bó xôi, rau cải xanh, hạt dẻ, bơ và đu đủ.
Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 mang lại nhiều lợi ích cho lớp niêm mạc và hỗ trợ cải thiện độ đàn hồi của da, từ đó góp phần hỗ trợ điều trị cho người mắc bệnh trĩ. Những thực phẩm giàu omega-3 nên được bổ sung trong chế độ ăn như cá hồi, cá ngừ, hạt lanh, hạt chia...
Thực phẩm giàu Magie và kẽm
Magie và kẽm là hai khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tuần hoàn máu ổn định, cải thiện chức năng tiêu hóa, kháng viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi mô. Nhờ đó, chúng góp phần giúp vết thương nhanh lành hơn. Một số thực phẩm giàu magie và kẽm mà người bệnh nên bổ sung bao gồm bơ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, hải sản,...
Thực phẩm giàu Collagen
Sự thiếu hụt collagen tại mô đệm quanh ống hậu môn có thể khiến các mao mạch và dây chằng nâng đỡ búi trĩ mất đi độ đàn hồi, từ đó làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Việc bổ sung collagen đúng cách có thể giúp cải thiện tình trạng này. Người bệnh nên tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu collagen như cá hồi, cá ngừ, da heo, lòng trắng trứng,…Bên cạnh đó, có thể bổ sung thêm từ các sản phẩm collagen dạng viên hoặc dạng nước để hỗ trợ hiệu quả hơn.
►Xem thêm: Uống gì để co búi trĩ? Top 8+ loại nước uống mà bạn nên bổ sung
Người bị trĩ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ
Ăn cay không phải là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh trĩ nhưng nếu bạn đã có nguy cơ cao (thường xuyên táo bón, ít vận động, đang bị trĩ), thì việc ăn cay có thể làm bệnh nặng thêm, gây đau rát và chảy máu. Vì vậy, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp vận động hợp lý để giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc hoặc tái phát bệnh trĩ.