Giải đáp: bầu uống thuốc say xe được không?
Nguyên nhân bà bầu dễ bị say xe
Say xe là hiện tượng xảy ra khi các thông tin ở các giác quan như tai, mắt, dây thần kinh tại các khớp và cơ thể bị xung đột trong quá trình di chuyển, dẫn đến buồn nôn, nôn, đau đầu, đau bụng, khó chịu,...
Say xe có thể gặp phải ở bất cứ ai. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị say xe hơn:
- Lượng máu ưu tiên cho thai nhi: Do cơ thể bà bầu cần cung cấp nhiều máu hơn cho thai nhi nên dẫn đến lượng máu nuôi não và khu vực tiền đình giảm khiến bà bầu dễ bị say tàu xe.
- Dinh dưỡng không đủ: Nếu không được cung cấp đủ dưỡng chất, cơ thể có thể bị suy nhược và mệt mỏi, dễ bị say tàu xe khi di chuyển.
- Áp lực thai nhi lên dạ dày: Khi thai phát triển, áp lực lên dạ dày cũng tăng lên, dễ gây cảm giác buồn nôn và khó chịu khi di chuyển.
- Rối loạn giấc ngủ: Thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ khi mang thai làm tăng nguy cơ say tàu xe.
Say xe là tình trạng dễ gặp phải ở mẹ bầu
Dấu hiệu mẹ bầu say xe
Say xe là một vấn đề phổ biến mà nhiều mẹ bầu gặp phải khi di chuyển. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu. Một số triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu bị say xe bao gồm:
- Đau đầu
- Đổ mồ hôi nhiều
- Thở gấp
- Tiết nước bọt nhiều
- Buồn nôn và nôn mửa
- Không muốn ăn uống do
- Nhạy cảm với mùi hương
Buôn nôn và nôn là triệu chứng dễ gặp ở bà bầu khi bị say xe
Bầu uống thuốc say xe được không?
Thai kỳ là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm vì vậy việc sử dụng thuốc cần được xem xét cẩn thận, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Đây là thời điểm quan trọng trong việc hình thành và phát triển các cơ quan của thai nhi. Các yếu tố từ bên ngoài, bao gồm thuốc, có thể ảnh hưởng đến quá trình này và dẫn đến dị tật bẩm sinh.
Mặc dù mẹ bầu có thể sử dụng thuốc say xe để giảm bớt cảm giác khó chịu trong các chuyến đi nhưng việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thai kỳ đều cần phải thận trọng. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu có thể sử dụng thuốc say xe để giảm bớt cảm giác khó chịu trong chuyến đi
Thuốc say xe dành cho bà bầu
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc giúp ngăn ngừa và cải thiện triệu chứng say tàu xe, bao gồm Dimenhydrinate, Diphenhydramine, Scopolamine, Promethazine, Meclizine,…Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thuốc này đều an toàn đối với phụ nữ mang thai.
Các thuốc có thể được xem xét sử dụng cho bà bầu thuộc phân loại mức độ an toàn B theo tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ (thuốc được nghiên cứu trên động vật không thấy có nguy cơ đối với thai nhi và chưa có nghiên cứu đối chứng trên phụ nữ mang thai) bao gồm:
- Dimenhydrinate
- Diphenhydramine
- Meclizine
Trong đó, Dimenhydrinate là hoạt chất chống say xe phổ biến nhất, thuộc nhóm kháng histamin H1. Hoạt chất này có mặt trong rất nhiều biệt dược, được sử dụng theo đường uống để phòng ngừa, điều trị buồn nôn, nôn mửa và chóng mặt do say xe.
Dimenhydrinate là hoạt chất chống say xe phổ biến
►Xem thêm: Các loại thuốc chống say xe phổ biến hiện nay
Tác dụng phụ của thuốc say xe
Thuốc cũng giống như con dao hai lưỡi, chúng vừa có thể điều trị các triệu chứng, vừa có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc chống say xe, mẹ bầu cần lưu ý một số tác dụng phụ có thể xuất hiện như:
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Buồn ngủ, khó duy trì sự tỉnh táo và tập trung.
- Giảm khả năng phối hợp vận động.
- Khô miệng, giảm tiết nước bọt.
- Táo bón.
Các tác dụng phụ ít gặp của thuốc say xe bao gồm:
- Cứng hàm, khó nuốt và khó thở.
- Đau đầu.
- Rối loạn nhịp tim.
- Giảm khả năng nhận thức, cảm giác thờ ơ.
- Rối loạn trương lực cơ.
- Run tay chân.
- Khởi phát cơn hen suyễn ở người có tiền sử bệnh hen.
Nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy ngừng sử dụng thuốc và thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Thuốc say xe có thể khiến bà bầu cảm thấy buồn ngủ
Lưu ý dùng thuốc say xe an toàn cho mẹ bầu
Để giảm nguy cơ tác dụng phụ và đảm bảo an toàn cho mẹ bầu khi sử dụng thuốc say xe, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu chỉ bị say xe nhẹ, mẹ bầu có thể tham khảo và sử dụng các loại thuốc không kê đơn chứa Dimenhydrinate hoặc Diphenhydramine.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: chóng mặt, mệt mỏi, run rẩy và tiềm ẩn những rủi ro khác cho sức khỏe của mẹ
- Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ rước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, không chỉ riêng thuốc say xe.
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên uống thuốc say xe trước khi lên xe từ 30 - 60 phút.
- Tránh uống thuốc khi bụng đói vì điều này có thể gây kích ứng dạ dày và dẫn đến đau bụng hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.
- Không nên lạm dụng thuốc say xe trong thời gian dài để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine
Cách chống say xe cho bà bầu mà không cần dùng thuốc
Nếu bạn lo ngại về việc sử dụng thuốc say xe cho mẹ bầu, có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm thiểu cảm giác khó chịu trong suốt hành trình:
- Uống vitamin B6 (Pyridoxine) với liều 10 - 25mg mỗi lần, mỗi ngày 3 - 4 lần để giảm bớt cảm giác buồn nôn và nôn trong thai kỳ.
- Ngồi gần tài xế khi đi ô tô để có tầm nhìn ổn định hơn.
- Tránh đọc sách, thay vào đó hãy tập trung vào một vật gần hoặc nhìn ra không gian rộng lớn.
- Nếu đi xe riêng, có thể mở cửa kính để không khí lưu thông.
- Mùi chanh hoặc cam có thể giúp xoa dịu cảm giác buồn nôn, mẹ bầu nên mang theo bên mình để ngửi bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu.
- Chuẩn bị sẵn kẹo gừng, kẹo me hay các món ăn vặt có vị chua.
- Hãy luôn mang theo dầu gió bên mình, mùi dầu gió sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
- Khi cảm thấy buồn nôn, mẹ bầu có thể bấm huyệt nội quan (khu vực giữa cổ tay) để giúp giảm triệu chứng.
- Ăn mặc thoải mái.
- Tránh ăn quá no trước khi lên xe.
.
Mùi dầu gió sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn trong suốt chuyến đi
Hy vọng qua những thông tin mà Hàng Thái Chính Hãng chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bầu uống thuốc say xe được không? Không chỉ riêng thuốc say xe mà trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ bầu cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý áp dụng các phương pháp được đề cập để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. |