Tuyệt Chiêu Giúp Đánh Tan Máu Bầm Hiệu Quả
Máu bầm là những dấu vết màu tím đậm xuất hiện khi bạn bị va chạm mạnh, ngã hay sau một ca phẫu thuật. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu, gây mất thẩm mý làm bạn kém tự tin khi giao tiếp. Vậy muốn tan máu bầm phải làm sao? Cùng Hàng Thái Chính Hãng tìm hiểu ngay bạn nhé!
Các vết máu bầm đến từ đâu?
Vết máu bầm (chứng xuất huyết dưới da) là hiện tượng các mao mạch máu dưới da bị vỡ khiến máu bị chảy loang tạo thành những mảng bầm đen, vàng, xanh dương bên dưới da. Các tụ máu bầm này chính là hậu quả từ các chấn thương, va chạm, do bệnh ban xuất huyết, do thiếu vitamin, mất cân bằng nội tiết, rối loạn máu để lại,… Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến da bị bầm tím như là một tác dụng phụ.
Kích thước vết máu bầm có thể lớn, nhỏ tùy theo mức độ tổn thương. Thông thường, sau khoảng từ 2 đến 5 ngày các vết bầm này thường sẽ chuyển đổi màu sắc từ màu đỏ sậm qua màu xanh rồi màu vàng và nhanh chóng biến mất sau một vài tuần.
Ngoài dấu hiệu bầm tím, bạn thường cảm thấy bị sưng đau, nhức nhói do phần mềm cũng có thể bị tổn thương. Nếu xuất hiện các triệu chứng khác như tê liệt vận động, nóng đỏ, chảy mủ, bầm tím lâu ngày không khỏi hoặc xuất hiện với tần suất cao thì bạn cần phải tới các cơ sở y tế thăm khám. Vì đây là một dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm như: Ung thư máu, Thiếu Vitamin C, K, B12, Rối loạn đông máu, Đái tháo đường,…
>> Xem thêm: Hôi Chân: 10+ mẹo chữa hôi chân đơn giản tại nhà
Gợi ý 6 cách làm tan máu bầm và sưng hiệu quả cho bạn
Làm tan máu bầm bằng trứng gà
Từ muôn đời nay, lăn trứng gà luôn là cách đánh tan máu bầm được áp dụng phổ biến nhất vì hiệu quả mà nó mang lại. Khi xuất hiện các vết máu bầm, sưng đau khi bị va chạm mạnh, bạn có thể dùng một quả trứng gà đã được luộc chính, bóc bỏ vỏ lăn đi lăn lại nhiều lần trên bề mặt da bị bầm. Sau một vài lần bạn sẽ thấy vết bầm biến mất.
Trên bề mặt của quả trứng gà có những lỗ nhỏ li ti dẫn từ lòng trắng đến lòng đỏ, khi bạn lăn lên vết bầm sẽ tạo ra áp suất hút máu bầm theo lòng trứng.
Lưu ý, bạn nên thực hiện ngay khi trứng còn nóng, thực hiện lăn đến khi nào quả trứng đó nguội thì mới dừng lại và làm thường xuyên để vết máu bầm tan nhanh hơn.
Chườm đá lạnh để làm tan máu bầm lâu ngày
Khi bị đứt tay, chúng ta thường cầm máu bằng đá lạnh vì chúng sẽ làm các mao mạch xung quanh vết thương co lạị, giúp máu ở khu vực bị đứt tay đông lại và ngừng chảy. Do đó, nhiều người tự hỏi liệu việc chườm đá có tan máu bầm không? Câu trả lời không chỉ là có mà đây còn được các bác sĩ đánh giá là cách đánh tan máu bầm nhanh nhất.
Đá lạnh có khả năng ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và các tế bào cơ một cách nhanh chóng. Giúp giảm cảm giác đau nhức, khiến bạn dễ chịu hơn, đồng thời chúng còn kích thích các mạch máu bị tổn thương co bóp lại, giảm nguy sự sưng phồng, làm mờ đi vết máu bầm.
Hãy cùng một chiếc khăn mỏng rồi lấy vài viên đá nhỏ cho vào, rồi chườm trực tiếp lên vị trí vết máu bầm. Bạn có thể thực hiện khoảng 20 phút, thỉnh thoảng lăn đi lăn lại cho đều. Để giảm đau và nguy cơ bị sưng sau khi chườm lạnh, hãy sử dụng khăn nóng đắp lên vùng da vị bầm tím sau nhé.
Lưu ý, cần chườm nước đá ở mức độ vừa phải, tránh lưu lại quá lâu trên da có thể gây phỏng lạnh.
Massage với các loại dầu nóng làm tan máu bầm
Với các loại sản phẩm có tính nóng như dầu gió, mật gấu, rượu thuốc… sẽ có tác dụng làm tan vết máu tụ, giảm đau, giảm sưng tấy nhanh chóng. Nó có tác dụng tốt nhất khi bạn muốn làm tan máu bầm ở tay, tan máu bầm ở chân… lưu ý nó không sử dụng khi bạn muốn làm tan máu bầm ở mắt hoặc vết thương hở để tránh tổn thương và nhiễm trùng.
Đánh tan máu bầm với bơ thực vật
Thay vì áp dụng 3 biện pháp ở trên khiến trẻ sợ hãi do nóng hoặc lạnh, bạn hãy sử dụng bơ thực vật để chườm lên vết thương bầm tím của trẻ giúp trẻ dễ chịu, thoải mái hơn. Không chỉ giúp làm tan máu bầm , bơ còn làm giảm nguy cơ bị sưng phồng ở vết thương của trẻ.
Sử dụng giấm để làm tan máu bầm
Giấm là không chỉ là nguyên liệu giúp tăng thêm hương vị cho món ăn mà còn được sử dụng để làm giảm những vết sưng phồng, chống viêm nhiễm và chữa những vết thương bầm tím rất hiệu quả.
Dùng bông gòn thấm giấm rượu táo và thoa trực tiếp lên vùng da bị bầm. Bạn cũng có thể trộn giấm táo với một vài lát hành khô hoặc lòng trắng trứng gà rồi thoa lên vết bầm sẽ giúp tăng hiệu quả, đánh tan máu bầm nhanh hơn.
Dùng nghệ tươi để làm tan máu bầm
Nghệ tươi từ xưa đến nay được xem là một loại thuốc có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan ứ máu bầm và giảm đau hiệu quả. Nếu bạn bị té ngã hoặc va đập mạnh, xuất hiện máu bầm có thể lấy củ nghệ tươi giã nát cùng một ít phèn chua để đắp lên vết thương sẽ giúp tan máu đông tụ, giảm đau, làm lành vết thương nhanh chóng. Ngoài ra, các dưỡng chất có trong củ nghệ còn có tác dụng cực kì tốt đối với làm đẹp, đặc biệt là làm mờ sẹo, thâm sau khi bị thương.
Trên đây là 6 cách giúp đánh tan máu bầm tại nhà mà bạn có thể dễ dàng thực hiện. Việc tác động từ bên ngoài như trên cần được thực hiện một cách thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định, để đạt hiệu quả một cách nhanh chóng bạn cần tác động bồi dưỡng từ bên trong cơ thể.
Tham khảo ngay Thuốc Rắn số 07 – Fung Xin Wan của Viện nghiên cứu Rắn độc Hoàng Gia Thái Lan, được bào chế từ nọc độc rắn Hổ mang kết hợp với 20 loại thảo dược cao cấp của đất nước Thái Lan, với đầy đủ các nhóm thuốc hành khí, hoạt huyết lưu thông máu và bồi bổ can - thận, giúp điều trị bệnh về xương khớp như: Gai cột sống, vôi hóa cột sống, đau dây thần kinh toạ, giải phong, giải hàn, phong thấp,… đặc biệt là giúp đánh tan máu bầm nhanh chóng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có riêng cho mình bí kíp giúp đánh tan máu bầm phù hợp. Mọi vấn đề liên quan, liên hệ ngay với Hangthaichinhhang.net qua số hotline: 0367.398.006 để được tư vấn nhanh nhất!