Viêm Khớp Vai: nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị dứt điểm
Viêm khớp vai là chứng bệnh xương khớp phổ biến, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh viêm khớp bả vai phải nguyên nhân do đâu? Triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây.
Viêm khớp vai là gì?
Viêm quanh khớp vai (Periarthritis humeroscapularis) là thuật ngữ được dùng để chỉ tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm: gân, cơ, dây chằng, bao khớp, trừ các bệnh lý do tổn thương đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch. Viêm khớp vai hay gặp nhất là từ tổn thương gân cơ trên gai và bó dài gân nhị đầu cánh tay.
Theo nghiên cứu của Welfling (năm 1981) kết luận, có 4 thể lâm sàng của viêm khớp xương vai, bao gồm:
- Thể đau khớp vai đơn thuần xuất phát từ các bệnh lý về gân
- Thể đau vai cấp do lắng đọng tinh thể
- Thể giả liệt khớp vai do đứt các gân của bó dài gân nhị đầu, hoặc đứt các gân mũ cơ khiến cơ delta không thể hoạt động
- Thể đông cứng khớp vai do viêm dính bao hoạt dịch, co thắt bao khớp, bao khớp dày dẫn đến giảm khả năng vận động khớp ổ chảo – xương cánh tay.
Cùng chủ đề: Viêm Khớp Gối: Tất cả những điều bạn cần biết
Các triệu chứng của viêm bao dính khớp vai
Cơn đau do viêm khớp vai gáy có thể nghiêm trọng, làm giảm biên độ vận động hoặc khiến người bệnh không thể cử động vai. Thông thường bệnh sẽ diễn tiến theo ba giai đoạn sau:
Giai đoạn viêm mạn tính
Đau là biển hiện điển hình nhất, thường xuất hiện sau khi vận động quá mức hoặc sau những chấn thương nhỏ liên tiếp ở vai. Cơn đau hay xuất hiện vào buổi tối, nhất là khi nằm nghiêng đè vào bên vai bị viêm,…
Giai đoạn viêm cấp tính
Cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội. Vai sưng to, nóng, người bệnh có thể thấy khối sưng bùng nhùng. Tình trạng đau sẽ lan toàn bộ vai, lên cổ, xuống tay…. Người bệnh không thể thực hiện các vận động liên quan tới khớp vai, bị mất ngủ do đau nặng về đêm…
Đông cứng khớp vai
Cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều. Khớp vai bị cứng, vận động bị hạn chế hoàn toàn. Quan sát từ phía sau, khi bệnh nhân giơ tay lên sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng một khối với xương cánh tay.
Nguyên nhân gây viêm bao dính khớp vai
Tình trạng viêm khớp vai phát triển khi mô ở khớp vai của bạn bị thắt chặt lại và hạn chế chuyển động. Nguyên nhân có thể là do bạn không hoạt động, do một chấn thương, chẳng hạn như chấn thương ống xoay, gãy tay, hoặc hồi phục từ một cuộc phẫu thuật. Ngoài ra, viêm khớp xoay vai có thể xảy ra khi bạn sử dụng vai của bạn sai tư thế. Một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng cứng khớp vai bao gồm:
- Người từ 40 tuổi trở lên
- Phụ nữ
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Những người có vấn đề về tuyến giáp
- Những người có thay đổi hormone (nhiều khả năng trong thời kỳ mãn kinh)
- Những người đã phẫu thuật mở tim
- Người bị bệnh đĩa đệm cột sống cổ.
Chuẩn đoán sớm bệnh viêm khớp vai
- Khám lâm sàng: ngoài việc đặt câu hỏi về tiền sử và triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng vận động của bệnh nhân.
- Chụp X-quang khớp vai: cho hình ảnh về xương, tình trạng canxi hóa, khoang khớp.
- Siêu âm khớp vai: giúp phát hiện tổn thương gân, dịch trong bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai.
Điều trị viêm quanh khớp vai
Hiện nay, đối với viêm khớp cùng vai đòn nói riêng và bệnh đau khớp vai nói chung thì đều có phương pháp điều trị. Đặc biêt, đa số người bệnh sẽ được các chuyên gia, bác sĩ chỉ định điều trị bằng một số phương pháp sau đây:
Thuốc tây trị viêm quanh khớp vai
- Thuốc giảm đau: acetaminophen
- Thuốc NSAIDs: Diclofenac, meloxicam…
- Tiêm corticoid: phương pháp này chống chỉ định với trường hợp bệnh nhân đứt gân bán phần do thoái hóa.
- Thuốc hỗ trợ chống thoái hóa khớp tác dụng chậm: Glucosamin sulfat…
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng đông y
Bên cạnh thuốc tây, một trong những phương pháp chữa viêm quanh khớp vai tại nhà là sử dụng các bài thuốc đông y. Chuyên gia gợi ý cho người bệnh một số bài thuốc dưới đây.
- Bài thuốc Ma hoàng quế chi thang gia giảm: Với các nguyên liệu Ma hoàng, Cam thảo, Quế chi, Phòng phong, Hạnh nhân, Bạch chỉ, bài thuốc có tác dụng khu phong, trừ thấp
- Bài thuốc Quyên tý thang gia giảm: giúp bổ khí huyết, thông kinh hoạt lạc. Bài thuốc bao gồm: Đương quy, Sinh khương, Xích thược, Hoàng kỳ, Thạch xương bồ, Khương hoạt, Táo nhân, Chích thảo, Viễn chí, Phòng phong, Cát canh, Đại táo.
- Bài thuốc Tứ vật đào hồng gia vị với các vị Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Đẳng sâm, Hoàng kỳ. Bài thuốc này giúp bổ khí huyết, hoạt huyết tiêu ứ.
(*) Lưu ý: Bài thuốc đông y thường tác động vào căn nguyên gây bệnh nhưng tác động từ từ nên người bệnh cần kiên trì thực hiện. Ngoài ra, quá trình sắc thuốc cũng mất nhiều thời gian nên không thực sự phù hợp với người bận rộn.
Cao hổ cốt Thái Lan – điều trị viêm khớp vai hiệu quả
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao.
Cao hổ cốt có tác dụng chính là: bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương,...
Chi tiết sản phẩm tại: Cao hổ cốt Hoàng Gia Thái Lan
Vật lý trị liệu
Tuỳ vào tình trạng bênh mà bạn sẽ được tư vấn phương pháp điều trị khác nhau, bên cạnh dùng thuốc điều trị viêm khớp vai thì phương pháp vật lý trị liệu cũng rất được quan tâm, có thể kể đến là:
- Liệu pháp nhiệt: sử dụng hồng ngoại, sóng siêu âm, sóng ngắn để tăng tuần hoàn, giảm đau.
- Xoa bóp: giúp giảm đau tại chỗ, tạo thư giãn cho người bệnh.
- Bài tập vận động: dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, bác sĩ, người bệnh sẽ được hướng dẫn tập các động tác để phục hồi, bản tồn chức nặng vận động của khớp vai. Tập vận động khớp vai là phương pháp quan trọng giúp bệnh mau hồi phục. Có thể áp dụng một hay nhiều cách tập chủ động, thụ động, tập có dụng cụ hỗ trợ, cụ thể như:
+ Tập vận động thụ động: bệnh nhân nằm ngửa hay nằm sấp, tập gấp, tập dạng khép, tập xoay, tập động tác nâng và duỗi khớp vai với sự giúp đỡ của thầy thuốc.
+ Tập vận động chủ động: bệnh nhân tự tập vận động khớp vai theo tầm vận động của khớp gồm các động tác: đưa khớp vai ra trước, lên trên, duỗi khớp vai ra sau, dạng khớp vai ra ngang lên trên, khép khớp vai vào trong. Có thể tập với dụng cụ như tập với gậy; tập với sợi dây; tập vận động với thang tường; tập với ròng rọc...
Nẹp
Trong một vài trường hợp, người bệnh được yêu cầu hạn chế vận động vùng vai bị viêm một thời gian để tránh làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Bác sĩ sẽ sử dụng nẹp để cố định vai.
Châm cứu
Theo Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, châm cứu có tác dụng điều hòa khí, thư giãn, điều trị tình trạng ứ tắc và kém nuôi dưỡng tại gân, cơ. Bác sĩ sẽ châm cứu vào các huyệt tại vùng đau hoặc các kỳ huyệt.
Bên cạnh đó, việc kết hợp châm cứu với dòng điện xung (điện châm) sẽ tác động vào khối cơ ở khớp vai, thúc đẩy cơ thể sản sinh chất kháng viêm, giảm đau tại chỗ.
Phẫu thuật
Nhắc đến phẫu thuật chúng ta thường nghĩ tới trường hợp bệnh nặng, đặc biệt là trường hợp viêm quanh khớp vai thể đông đặc. Nguyên nhân là do, phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các phương pháp khác không thể phát huy tác dụng hoặc trong trường hợp cấp cứu.
Có thể phòng ngừa hoặc tránh viêm bao dính khớp vai không?
Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh bạn cần đặc biệt chú ý đến thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Lao động, sinh hoạt đúng tư thế.
- Tránh làm việc quá sức, lao động, mang vác nặng
- Người chơi thể thao, tập luyện thể dục cần khởi động kỹ để tránh chấn thương.
- Bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như rau xanh, trái cây tươi, các loại cá béo, dầu thực vật,… Uống nhiều nước.
- Tránh xa thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, nước ngọt có gas,….
Nếu bạn đang có phẫu thuật, hãy gặp chuyên gia vật lý trị liệu và tập theo các bài tập vai sau mổ. Nếu bạn có bất kỳ cảm giác khó chịu nào tại vùng vai, hãy đến khám bác sĩ sớm. Điều này có thể ngăn ngừa đau đớn và tổn thương nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp vai. Khi thấy mình có dấu hiệu của bệnh, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Mọi câu hỏi, thắc mắc, bạn có thể liên hệ ngay với hangthaichinhhang.net theo hotline: 0367.398.006