Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị loãng xương là gì?
Loãng xương người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến mà y học thế giới đều đang lo ngại do tần suất loãng xương trong cộng động hiện tại chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch.
Loãng xương là gì? Đây chính là hệ quả của sự mất cân bằng giữa tạo và huỷ xương, từ đó làm giảm sức mạnh nâng đỡ của bộ xương, là nguyên nhân khiến xương bị gãy, nguy cơ dẫn đến tàn phế, giảm tuổi thọ,… Vậy bị loãng xương phải làm sao? Để tránh bị loãng xương cần bổ sung gì để bảo vệ cơ thể? Hãy cùng Hàng Thái Chính Hãng tìm hiểu ngay nhé!
Cơ chế loãng xương là gì?
Loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương, xốp xương, là tình trạng rối loạn chuyển hoá của bộ xương khiến xương liên tục mỏng dần và mật độ xương giảm từ đó xương trở nên giòn và dễ tổn thương hơn, dù chỉ là va chạm nhẹ nhưng cũng có thể làm gãy xương.
Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng, rất khó phát hiện. Thông thường, người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi người không rõ nguyên nhân, chiều cao bị giảm dần, cột sống bị gì vẹo. Hầu như các dấu hiệu trên xuất hiện theo cơ chế dần dần, thấy rõ sau một thời gian dài, lúc này bệnh đã hình thành nặng, khó chữa trị. Thường thì bệnh sẽ được phát hiện khi bị gãy xương.
Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi lớn tuổi. Do sức khoẻ bị suy giảm, hoạt động trao đổi chất suy giảm khiến mật độ xương bị giảm không bảo đảm xương cứng chắc như lúc trẻ.
Vì sao lại xuất biện bệnh loãng xương?
Xương là một bộ phận độc đáo trong cơ thể vì luôn trong trạng thái đổi mới liên tục, xương cũ bị phá vỡ xương mới sẽ được tạo ra để thế vào.
Xương mới được hình thành nhờ các khoáng chất, canxi và phosphate để cấu thành. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ các chất cần thiết đặc biệt là Canxi, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.
Khi còn trẻ, cơ thể khoẻ hoạt động trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, xương mới liên tục được tạo ra nhanh hơn, khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người sẽ đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng năm 20 tuổi.
Khi lớn tuổi, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.
Bên cạnh quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể, còn có một số nguyên nhân khác gây nên bệnh loãng xương, khiến bệnh có xu hướng trẻ hoá:
Lối sống không lành mạnh, sinh hoạt bất hợp lý, ít vận động.
Thường xuyên việc nặng nhọc, khuân vác các vật nặng, lao động vất vả.
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, đặc biệt là canxi.
Giới tính: tình trạng loãng xương ở nam giới thấp hơn nhiều so với nữ giới.
Lúc trẻ việc cung cấp canxi cho quá trình tạo xương không được đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, mật độ xương bị suy giảm khiến dễ bị loãng xương hơn.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh loãng xương
Tình trạng loãng xương thường không cho triệu chứng rõ ràng do cơ chế tiến triển chậm. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, bị gãy dù chỉ va chạm nhẹ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.
Việc giảm mật độ xương thường gây ra các vấn đề về xương khớp chẳng hạn như:
Xương cột sống có thể bị xẹp (còn gọi là gãy lún). Người bệnh thường bị đau lưng cấp, chiều cao bị giảm, dáng đi khom và gù lưng.
Đau nhức đầu xương, đây được xem là một trong những triệu chứng loãng xương dễ nhận thấy nhất, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức các đầu xương, mỏi dọc theo các ống xương dài, thậm chí có cảm giác như bị kim chích toàn thân.
Các vùng xương gánh đỡ cơ thể như cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối,… thường xuyên xuất hiện các cơn đau âm ỉ, kéo dài và tuần suất lặp lại nhiều lần sau chấn thương. Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ nhưng thường tái phát thường xuyên.
Cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn bị tổn thương, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi và thần kinh tọa. Những cơn đau trở nặng khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế. Vì vậy, người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người
Bên cạnh đó, loãng xương thường đi kèm với bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,… lưu ý các bệnh lý đi kèm này thường xuất hiện với những người ở lứa tuổi trung niên là nhiều nhất.
>> Xem thêm: Hiểu Rõ Chứng Viêm Gân Gót Chân – Điều trị sớm kẻo muộn
Phương pháp điều trị loãng xương
Khi nghi ngờ bản thân bị loãng xương, bạn cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Bác sĩ có thể dùng thuốc để điều trì. Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị mỗi ngày là áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục.
- Chế độ ăn uống: Bổ sung Canxi cho cơ thể, các thực phẩm giàu Canxi như sữa, các sản phẩm từ sữa, nước trái cây, đậu, cá, các loại rau lá xanh.
Đối với người lớn từ 19 đến 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày.
Nam giới trên 50 tuổi, ăn 3 bữa hoặc 1000mg canxi mỗi ngày.
Nam giới trên 70 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200mg canxi mỗi ngày.
Nữ giới trên 50 tuổi, ăn 4 bữa hoặc 1200mg canxi mỗi ngày.
- Chế độ sinh hoạt: Tăng cường vận động giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng sự dẻo dai cơ bắp, tránh té ngã... Sử dụng các dụng cụ, nẹp chỉnh hình (cho cột sống, cho khớp háng) giúp giảm sự gánh nặng gây chèn ép lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.
- Tập thể dục ngoài trời buổi sáng là một biện pháp tăng cường vitamin D hiệu quả, tập thể dục đều đặn có tác dụng làm tăng cường sự chắc khỏe của xương. Tuỳ theo sức khoẻ, độ tuổi mà chúng ta có thể chọn động tác phù hợp, tuy nhiên lưu ý do loãng xương nên chọn những bài tập nhẹ nhàng để tránh gãy xương gây nguy hiểm.
Các phương pháp điều trị trên có thể giúp chậm tiến độ mất xương và cải thiện tình trạng loãng xương, hạn chế gãy xương, nhưng không thể khỏi được bệnh. Do đó, chúng ta cần chủ động bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng loãng xương bằng cách thay đổi một số thói quen hằng ngày như:
- Tăng cường tập luyện thể lực, thể thao thường xuyên:
Tập chịu đựng sức nặng của cơ thể như đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ,…
Các bài tập tải trọng giúp tăng cường sức mạnh cơ: tập kháng lực, nhấc vật nặng phù hợp với khả năng của từng người nếu không có chống chỉ định.
- Thường xuyên đo loãng xương để kiểm tra mật độ xương.
- Đảm bảo chế độ ăn giàu canxi trong suốt cuộc đời. Nếu cần, có thể sử dụng cả thuốc để bổ xung canxi và vitamin D. Tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia, không hút thuốc lá,...
Bạn có thể tham khảo ngay Cao Hổ Cốt, đây được xem là chế phẩm “ Mạnh Gân Cốt” giàu canxi rất có lợi cho xương khớp, thích hợp cho bạn sử dụng hằng ngày để bảo vệ sức khoẻ khung xương tránh khỏi bệnh lý loãng xương.
Mua ngay tại: Cao hổ cốt & Cao hổ cốt hộp nhỏ được PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TỪ THÁI LAN bởi Hàng Thái Chính Hãng an toàn cho cơ thể.
Hy vọng các thông tin hữu ích trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý loãng xương và cách điều trị, phòng ngừa ra sao. Mọi thắc mắc, liên hệ ngay với Hangthaichinhhang.net qua số hotline: 0367.398.006 để được giải đáp nhanh nhất bạn nhé!