Gãy Xương Cánh Tay: Những lưu ý không được bỏ qua
Gãy xương cánh tay là một trong những loại gãy xương rất thường gặp, thường chiếm khoảng 1,5% tổng số ca gãy xương nói chung. Đây là một chấn thương phổ biến có thể xảy ở bất kỳ ai, ngay cả trẻ con và người lớn nếu gặp tai nạn bất ngờ trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy gãy xương tay bao lâu thì lành và cách điều trị ra sao? Gãy xương tay còn làm được việc nặng được hay không? Hãy cùng Hàng Thái Chính Hãng tìm hiểu ngay nhé!
Gãy xương cánh tay là như thế nào?
Thân xương cánh tay là vùng xương được tính từ bờ trên chỗ bám cơ ngực lớn kéo đến vùng lồi cầu cánh tay, 2/3 thân trên là xương tròn, 1/3 xương dưới dẹt dần, ống tủy dẹt trước sau.
Gãy xương cánh tay là một trong những chấn thương phổ biến nhất đối với xương cánh tay. Khi xương cánh tay bị gãy, một hoặc nhiều xương của cánh tay như xương trụ, xương quay và xương cánh tay bị nứt. Tùy theo vị trí mà gãy xương cánh tay được phân thành 3 loại:
Gần: chấn thương nứt gãy xương xảy ra ở phần trên của cánh tay, vị trí gần với vai nhất.
Giữa: Phần chính giữa hoặc thân của xương cánh tay bị nứt hoặc gãy.
Xa: Một điểm gãy xảy ra ở cuối xương cánh tay, hướng gần với khuỷu tay.
Kiểu gãy điển hình nhất là gãy hoặc nứt xương ở vị trí 1/3 giữa và 1/3 dưới thân xương cánh tay, thường xuất hiện các biến chứng đi kèm như liệt vận động (khớp cổ tay, bàn ngón tay và các ngón cái bị cứng, khó co duỗi), mất cảm giác vùng thần kinh quay, tư thế bàn tay rủ cổ cò,...
Nguyên khân khiến xương cánh tay bị gãy
Bất kỳ sự va chạm mạnh nào hoặc chấn thương vào cánh tay của bạn đều có thể dẫn đến gãy xương cánh tay. Tuy nhiên, tùy theo loại tác động mà có thể gây ra từng kiểu gãy khác nhau. Các tai nạn va chạm mạnh như tai nạn xe, ngã từ độ cao cao đều có thể dẫn đến tình trạng gãy xương cánh tay phức tạp, bao gồm gãy xương vai, xương cánh tay và xương đòn. Hầu như tất cả các chấn thương ở cánh tay dẫn đến gãy xương đều gây ra theo 2 cách là ngã và chấn thương trực tiếp, Các chấn thương khiến xương cánh tay dễ gãy phổ biến nhất:
Nguyên nhân hàng đầu khiến cánh tay bị gãy là cú ngã và bàn tay duỗi thẳng khiến lực tác động trực tiếp vào cánh tay.
Bị đánh bằng các vật cứng như gậy, cây… vào tay.
Chấn thương tai nạn lao động, giao thông khiến phần cánh tay bị tác động mạnh.
Bênh cạnh các chấn thương tác động từ bên ngoài, xương cánh tay bị gãy cũng có thể là do bệnh lý trong cơ thể. Khi cơ thể gặp vấn đề về xương khớp như: Loãng xương, ung thư di căn xương, khối u xương nguyên phát hay nhiễm trùng xương,… thường khiến xương yếu đi, dẫn đến xương dễ gãy cho dù chỉ là 1 va chạm rất nhỏ.
Triệu chứng và biện pháp chẩn đoán
Gãy xương cánh tay được chẩn đoán trước hết qua tình trạng bệnh sử. Các bác sĩ sẽ tìm hiểu các thông tin khi bệnh nhân gặp phải chấn thương vùng cánh tay và các dấu hiệu lâm sàng như:
- Cảm giác đau nhói khi sờ vào cánh tay, cơ năng cánh tay bị mất.
- Xuất hiện tình trạng bầm tím, sưng, biến dạng (gập góc, ngắn chi).
- Khó khăn trong việc cử động
- Xuất hiện tiếng lạo xạo ở xương
- Tổn thương dây thần kinh quay hay động mạch cánh tay.
- Các vết xây xát, rách da, chồi xương ra ngoài (nếu là gãy xương hở).
Xem thêm: Mua thuốc rắn Thái Lan Sir Tan Wan: giao hàng từ 2h đến 2 ngày
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để xác định vấn đề gãy xương cánh tay như:
Chụp X- quang vùng cánh tay, thông thường sẽ chụp 2 tấm bình diện thẳng và nghiêng để ghi nhận vị trí gãy, đường gãy, hướng di lệch, mảnh rời. Có thể một số khu vực khác nếu bệnh nhân bị đa chấn thương.
Chụp CT – MRI trong trường hợp có dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị gãy xương cánh tay do bệnh lỳ, nhằm xác định được giới hạn của xương để có phác đồ điều phù hợp.
Phương pháp điều trị gãy xương cánh tay
Để lên được phác đồ điều trị gãy xương cánh tay tốt nhất, sẽ có nhiều yếu tố quyết định. Trong đó bác sĩ sẽ lưu ý 2 vấn về quan trong nhất chính là loại gãy xương và có bất kỳ mảnh xương rời nào hay không. Sau khi, chụp phim khám cận lâm sàng bác sĩ sẽ tiến hình điều trị cho từng loại gãy xương như sau:
Dạng 1: Gãy xương cánh tay gần
Đa phần gãy xương đoạn gần thường không cần phải phẫu thuật.
Nếu như các mảnh xương không bị dịch chuyển ra khỏi vị trí (di lệch), bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng phương pháp đeo đai cố định vai. Trong hai tuần đầu bệnh nhân sẽ không được cử động vai. Sau đó, bệnh nhân sẽ được thực hiện các bài tập phục hồi hàng tuần để từ từ tăng phạm vi chuyển động của vai.
Nếu các mảnh vỡ bị di lệch, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để cố định mảnh di lệch bằng đĩa, vít hoặc ghim. Một số ít trường hợp gãy xương cánh tay nghiêm trọng đi kèm thoái hóa khớp có thể phải thay khớp vai.
Dạng 2 – 3: Gãy đoạn giữa và xa của xương cánh tay
Gãy đoạn giữa hoặc đoạn xa sẽ được chỉ định phẫu thuật, tùy vào mức độ chấn thương và tình trạng của xương bị gãy mà bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng 2 cách tiếp cân dưới đây”
Ghim và ốc vít: Trong trường hợp gãy xương hở, bác sĩ sẽ phẫu thuật để làm sạch đầu xương. Lúc này, các bác sĩ có thể sử dụng ghim, vít và thanh để giữ cố định các đầu - gãy của xương.
Ghép xương: trong trường hợp một phần của xương bị gãy mất hoặc bị nghiền nát nghiêm trọng, bác sĩ sẽ lấy một xương từ một vùng khác trên cơ thể người bệnh hoặc từ một người hiến tặng và ghép nó vào xương bị mất. Trong một số trường hợp, bác sĩ thậm chí có thể sử dụng vật liệu nhân tạo để tạo ra một mảnh xương mới.
Lưu ý, cho dù có phẫu thuật hay không thì các bác sĩ vẫn khuyến khích người bệnh theo dõi bằng vật lý trị liệu, những động tác này có thể giúp tăng cường cơ bắp tay và phục hồi phạm vi vận động của cánh tay.
Xem thêm: Bí quyết chữa trị Cứng Khớp Gối hiệu quả
Gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành?
Thời gian để xương bị gãy hồi phục sẽ tùy thuộc vào loại gãy xương mà người bệnh mắc phải cũng như cách điều trị cho tình trạng của bạn.
Nếu bị gãy xương mà không cần phẫu thuật, bạn sẽ cần đeo đai từ hai đến sáu tuần. Trong 3 loại gãy xương gần – giữa – xa, thì gãy xương gần thường cần ít thời gian để phục hồi nhất, ngược lại thì gãy xương xa sẽ là lâu nhất.
Nếu bạn phẫu thuật, bạn có thể phải bó bột, mang nẹp trong vài tuần. Trong thời gian này, bạn sẽ cần tái khám thường xuyên để các bác sĩ có thể đánh giá mức độ lành của vết gãy xương
Chế độ dinh dưỡng cho người gãy xương
Bên cạnh việc tập luyện phía trên, người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp vết thương phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà người bệnh gãy xương cánh tay nên đặc biệt bổ sung:
Thực phẩm nhiều canxi: Đây là nhóm dinh dưỡng quan trọng nhất cho người gãy xương. Trong bữa ăn, người bệnh có thể bổ sung các loại rau củ như rau chân vịt, măng tây, củ cải xanh, cải cúc, cải xoăn, bông cải xanh, hạt mè, rong biển, hạnh nhân hay cá hộp, sữa đậu nành, sữa không béo, sữa chua,…
Thực phẩm nhiều magie như: Thịt, hạt kê, sữa, đậu tương, bơ, mủ trôm, cá thu, lạc, rau ngót, chuối, cá chép, cá mú, rau mùng tơi, cải xanh, khoai lang...
Thực phẩm nhiều kẽm: Kẽm giúp vitamin D hoạt động hiệu quả và cơ thể hấp thụ Canxi tốt hơn. Người bệnh nên ăn hải sản, cá biển, ngũ cốc, trứng, khoai tây, cà rốt, bột thô, hạt hướng dương, hạt bí tiểu mạch, hàu, trai, lạc, đào, bánh mì… để bổ sung kẽm.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin: đặc biệt là Vitamin B để tăng cường sức đề kháng, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất và cơ thể mau chóng hồi phục các tổn thương xương.
Tham khảo ngay: Sữa Ong Chúa nguồn thực phẩm tuyệt vời cho cơ thể với hàm lượng vitamin B cao.
Để vết thương chóng phục hồi, người gãy xương cánh tay cần tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích; Tránh xa đồ ngọt, hạn chế các món chiên xào hay dầu mỡ nhiều cũng như các loại nước trà quá đặc vì nó không tốt cho sự phát triển của xương khớp. Bên cạnh, các nhóm thực phẩm kể trên bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại dược phẩm đặc biệt hỗ trợ cho xương giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn. Một trong những chế phẩm “Mạnh Gân Cốt” phải kể đến là Cao Hổ Cốt, được mệnh danh là thần dược bảo vệ xương khớp từ bao đời nay.
Bạn có thể mua ngay Cao hổ cốt & Cao hổ cốt hộp nhỏ được PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TỪ THÁI LAN bởi Hàng Thái Chính Hãng.
Mọi vấn đề liên quan, liên hệ ngay với Hangthaichinhhang.net qua số hotline: 0367.398.006 để được tư vấn nhanh nhất!