Dầu Gió Thảo Dược Sâm Thái Lan: Mỗi bệnh – Mỗi cách dùng khác nhau
Những năm gần đây, thị trường về dầu thảo dược, dầu gió, dầu nhân sâm dần thay thế những loại dầu nóng trơn truyền thống vì mẫu mã, mùi hương, công dụng cũng như giá thành có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Với mỗi căn bệnh, triệu chứng mà bạn mắc, sẽ có những cách sử dụng khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng Hàng Thái Chính Hãng tìm hiểu chi tiết “tất tần tật” về Dầu Gió Thảo Dược Thái Lan trong bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc và thành phần của dầu gió thảo dược Thái Lan
Dầu gió thảo dược sâm Thái Lan OTOP là thương hiệu dẫn đầu tại Thái Lan với nhà máy sản xuất đặt tại thành phố Pattya với nhiều dòng sản phẩm từ 13 đến 29 vị. Trong đó mỗi loại dầu được phối với nhiều loại thảo dược khác nhau tạo nên mùi hương đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
Sản phẩm được tạo ra với sự nghiên cứu lâu đời về tỉ lệ phối với các vị thuốc ngâm trong dầu, giúp tạo ra những chai dầu với chất lượng tốt nhất tới tay người sử dụng.
Dầu Thái Lan có nhiều loại, nhưng đều giống nhau ở thành phần dầu có chất nước màu vàng, được ngâm với các loại thảo dược mang tính nóng như: bạc hà, tỏi, tiêu, sâm, vàng đắng, đinh hương,... có thiết kế hình dáng dạng đầu lăn, nắp mạ vàng, chai thủy tinh, mang lại sự tiện lợi khi sử dụng với nhiều công dụng giúp bảo vệ sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, với mỗi loại dầu sẽ có thêm nhiều loại thành phần khác nhau. Bạn có thể xem chi tiết thành phần từng loại tại:
- Dầu gió thảo dược 16 vị Otop Herbal Liquid Balm Yatim Brand
- Dầu gió thảo dược 19 vị Otop Herbal Liquid Balm Puya Brand
- Dầu gió thảo dược 22 vị Otop Herbal Liquid Balm Yatim Brand
- Dầu gió thảo dược 22 vị Shen Long Oil Otop Thai Herbal Oil
- Dầu gió thảo dược 29 vị Otop Aroma Thai Oil Puya Brand
- Dầu cù là Shen Long Balm 50 gram
Công dụng của dầu gió thảo dược sâm Thái Lan
Tác dụng chính của dầu gió thảo dược 16, 19, 22 và 29 vị:
- Chữa trị chứng nhức đầu, cảm cúm, đau bụng, đau đầu, tức ngực, khó thở và say xe, ngẹt mũi do thay đổi thời tiết.
- Làm giảm vết bầm do va chạm.
- Hỗ trợ điều trị ghẻ, mụ nhọt.
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang.
- Hỗ trợ giảm đau nhức răng.
- Với tinh chất tự nhiên từ tinh dầu các loại thảo dược, dầu gió Thái Lan giúp người dùng tập trung hơn trong công việc.
- Trị nhức mỏi trên toàn cơ thể: sử dụng dầu giúp giảm đau và trị đau nhức mỏi ở những bộ phận hay gặp tác động mạnh từ bên ngoài và thái hóa do tuổi tác như: đau nhức cổ gáy, đau vai, đau cột sống, đau lưng, đau gối, đau cơ, cứng ngón tay, bong gân, tê nhức, chuột rút.
- Kháng viêm, làm lành vết thương: ngoài trị đau nhức toàn thân, dầu thảo dược còn hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới viêm xoang, viêm họng, ho lâu ngày, giảm ngứa do côn trùng đốt.
- Xông hơi, điều hòa lưu thông khí huyết
Nguyên nhân, triệu chứng một số căn bệnh thường gặp
Viêm xoang
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang. Thường gặp nhất là các nguyên nhân do nhiễm virus, vi khuẩn làm tổn thương tế bào lông chuyển ở lớp niêm mạc xoang gây viêm mũi xoang cấp tính.
Ngoài ra, có thể kế đến một số nguyên nhân khác như:
- Viêm xoang do vi nấm: nấm cũng là tác nhân gây ra viêm xoang.
- Các dị nguyên như phấn hoa, bụi nha, lông vật nuôi.
- Do cơ địa dễ dị ứng tiếp xúc với những dị nguyên gây ra tình trạng viêm xoang, có thể xảy ra theo mùa, có thể viêm nhiều xoang và mạn tính.
- Do bất thường cấu trúc giải phẫu ở mũi như lệch vách ngăn mũi, khối u hốc mũi,... Trực tiếp gây ra những cản trở cho đường lưu thông dịch, dẫn đến ứ dịch trong xoang.
Triệu chứng của bệnh viêm xoang thường bắt đầu bằng việc người bệnh có thể hắt hơi, sổ mũi như một nhiễm cúm thông thường. Sau đó thường xuất hiện hai triệu chứng là nghẹt mũi và chảy nước mũi, dịch tiết ở nước mũi có thể trong hoặc màu vàng xanh. Triệu chứng của bệnh viêm xoang nặng là người bệnh có thể sốt, ho, nặng mặt, đau nhức đầu vùng trán, thái dương hoặc gò má, giảm khả năng cảm nhận mùi, thậm chí không ngửi thấy mùi.
Chi tiết tại: Viêm Xoang Hàm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả nhất
Ho khan lâu ngày
Ho khan là tình trạng cơn ho không có đờm, chất nhầy từ cổ họng kèm theo nhưng kéo dài khó kiểm soát. Triệu chứng này thường xuất phát từ cảm giác ngứa ngáy ở cổ họng, gây đau rát, khô cổ họng và khàn tiếng. Tình trạng này kéo dài không khỏi khiến nhiều người lo lắng vì rất có thể đó là triệu chứng của các căn bệnh nguy hiểm khác.
Mỗi loại ho khan sẽ được hình thành từ những nguyên nhân khác nhau, thời gian và cách thức xảy ra ho khan như thế nào. Có thể phân biệt các loại ho khan khác nhau cụ thể như:
- Ho khan khô: Đây là loại ho cực kỳ khó chịu, các cơn ho liên tục và dai dẳng.
- Ho khan kéo dài: tình trạng ho dai dẳng khi kéo dài hơn 3 tuần và trở thành dạng mãn tính khi kéo dài trên 8 tuần.
- Ho do dị ứng: đó là loại ho xảy ra ở những người mắc các bệnh dị ứng ảnh hưởng đến đường thở.
- Ho do trào ngược dạ dày: nguyên nhân do sự gia tăng chất lỏng có tính axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra sự kích thích niêm mạc.
- Ho do bệnh tim: đây là loại ho do một số vấn đề về tim mạch gây ra.
- Ho khan ra máu có thể là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh như viêm phổi, lao, ung thư phổi. Thường xảy ra đột ngột
Bên cạnh đó, còn một số loại như ho khan sổ mũi, ho khan buồn nôn, ho khan sau cảm, ho khan từng cơn, ho khan thở khò khè, ho khan mệt mỏi.
Chi tiết tại: Ho Khan Là Gì? Cách điều trị ho khan hiệu quả nhất
Bị say xe, say tàu
Say tàu xe là một triệu chứng không mấy dễ chịu, nó không phải là bệnh và cũng không lây, và không phải ai cũng bị say xe.
Nguyên nhân gây ra say xe oto là do hệ thần kinh của bạn không tốt, cộng với độ dồng trong quá trình di chuyển của xe, động cơ đốt nguyên liệu tạo ra mùi khó chịu bay mùi bên trong xe khiến chúng ta gặp các vấn đề say xe.
Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thần kinh trung ương nhận được các tín hiệu mâu thuẫn với nhau từ các cơ quan thu nhận cảm giác: tai trong, mắt, thụ thể cảm giác trên da, cơ và khớp. Có giả thuyết cho rằng khi bạn ngồi trên thuyền hoặc xe ô tô và không nhìn ra ngoài cửa sổ, cơ quan cảm giác ở tai trong cảm nhận được chuyển động lên xuống, trái phải nhưng mắt lại nhìn cố định một điểm và cảm thấy như không có sự di chuyển nào. Sự mâu thuẫn giữa các tín hiệu này có thể là nguyên nhân gây ra chứng say tàu xe.
Biểu hiện thường thấy khi bị say xe là: buồn nôn, xanh xao, đổ mồ hôi, chảy nước dãi, khó thở, hơi thở ngắn, chóng mặt, buồn ngủ, cảm thấy không thoải mái, có cảm giác không khỏe (khó chịu). Một vài triệu chứng nhẹ của say tàu xe có thể thấy là: đau đầu, khó chịu nhẹ, ngáp.
Chi tiết tại: Say Xe, Say Tàu: Những biện pháp trị và phòng ngừa hiệu quả nhất
Đau vai gáy
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi một nguyên nhân tương ứng với một cách điều trị riêng. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý chữa bệnh. Trước tiên cần phải tìm hiểu kĩ những nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân có thể gặp phải:
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: lúc này, các đốt sống cổ của người bệnh sẽ khô lại, không còn dịch nhầy nên sẽ xảy ra hiện tượng cọ xát với nhau, chèn ép rễ dây thần kinh làm cho khớp vai trái bị đau. Càng về đêm thì cơn đau lại càng dữ dội.
- Vôi hóa khớp vai: trong trường hợp người bệnh bị bất kì một loại bệnh lý xương khớp nào đó như: vận động sai tư thế khiến khớp bị thương, lượng canxi trên thân khớp xương bị thiếu hụt, dần dần gây nên hiện tượng vôi hóa.
- Trật khớp vai: đây có thể coi là chấn thương phổ biến nhất, tình trạng này xảy ra khi xương khớp vai bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Khớp vai trái lúc này sẽ đau nhức, tấy đỏ và các cử động bị hạn chế hơn so với bình thường.
- Chấn thương: có thể do người bệnh từng bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bị ngã, gây tổn thương xương khớp vai nhưng không được điều trị dứt điểm.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, có thể kể đến một số yếu tố khác như: sinh hoạt không khoa học, làm việc không đúng tư thế, khuân vác vật nặng, thừa cân, lười tập thể dục thể thao,... cũng sẽ gây ra đau khớp vai trái.
Đau khớp vai thường gây ra những triệu chứng rất rõ ràng và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh, cụ thể với những biểu hiện như:
- Cơn đau thường kéo dài, đau âm ỉ và xuất hiện thường xuyên ở vùng vai trái, phần lưng và cổ.
- Khớp vai của người bệnh thường sẽ khó vận động khi mới ngủ dậy. Sẽ mất khoảng 15 đến 30 phút để xoa bóp vùng khớp vai trái thì mới cử động bình thường trở lại.
- Các động tác cơ bản như co duỗi, xoáy bả vai của người bệnh đều bị hạn chế, cử động khó khăn. Tạo nên những bất tiện rất lớn trong sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân không thể tự chải đầu, thay áo hay giơ tay lên cao.
Chi tiết tại: Đau Khớp Vai Gáy: Tổng hợp nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Cách sử dụng dầu thảo dược của Thái Lan
Mỗi tình trạng bệnh sẽ có cách sử dụng khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, cụ thể:
- Đau cổ, gáy: xoa dầu vào vùng cổ, bóp nhẹ vào gân từ trên xuống, cứ 2 tiếng xoa 1 lần.
- Đau vai, cột sống: xoa dầu vào dọc cột sống, ấn đều vào 2 bên cột sống chạy từ trên cổ xuống thắt lưng, 4 tiếng xoa 1 lần.
- Đau lưng: đau lưng, thoát vị đĩa đệm xoa dầu vào vùng thắt lưng, ấn vào vùng thắt lưng rồi xoa rộng ra vùng eo, 4 tiếng xoa 1 lần.
- Đau đầu gối: xoa dầu đều theo vòng quanh đầu gối (cả mặt trước và sau) chạy dọc lên vùng eo lưng, cứ 4 tiếng xoa 1 lần .Trước khi ngủ, xoa dầu vào đầu gối và co gập chân vào mông, cho đầu gối thẳng đứng, lặp lại.
- Đau cơ, cứng ngón tay: xoa dầu từ cổ tay đến hết các ngón tay và kéo nhẹ, khép cả 4 ngón tay lại, từ từ dãn thẳng từng ngón tay ra, tuyệt đối không cố gỡ ngón tay bị cứng đơ, sẽ gây đau nhức. Triệu chứng co cứng sẽ dần giãn ra.
- Bong gân: bong gân, tan bầm tím bóp dầu nhẹ vào vùng bị đau, bầm tím, xoa 2 tiếng 1 lần đến khi triệu chứng hết hẳn.
- Chuột rút: xoa vào bắp thịt chỗ bị chuột rút, bóp nhẹ nhiều lần. Hãy xoa trước khi ngủ, đề phòng bị chuột rút trong lúc ngủ.
- Tê nhức: tê nhức tay, chân, tê nhức cơ thể xoa dầu vào vùng tay, chân bị tê nhức, 4 tiếng xoa 1 lần, triệu chứng sẽ hết hẳn.
- Cảm cúm: nhỏ 2 giọt dầu vào nồi nước sôi rồi trùm kín chăn bông (mền) xông kiểu truyền thống. Dược tính của dầu sẽ thẩm thấu vào lỗ chân lông, giải phóng các chất độc tố, phong hàn theo mồ hôi ra khỏi cơ thể.
- Đau bụng: đau bụng đầy hơi khó tiêu, đau bụng kinh xoa dầu lên vùng bụng bị đau, Đau bụng kinh dùng dầu xoa lên vùng bụng dưới. Trường hợp bụng bị đầy hơi, khó tiêu: uống vào 1 giọt dầu (có thể pha loãng).
- Đau đầu: đau đầu & đau nửa đầu xoa dầu & massage vào các điểm huyệt phần thái dương, trên đầu & sau gáy cổ, dược tính trong dầu sẽ thẩm thấu vào các huyệt giúp lưu thông dây thần kinh giảm ngay triệu chứng nhức đầu dữ dội.
- Say xe: chống say tàu xe xoa dầu vào ức, mũi, thái dương & các phần huyệt trên đầu & có thể dùng dầu để hít ngửi.
- Viêm xoang: viêm xoang & viêm mũi dị ứng nhỏ 1 giọt dầu vào ly 50ml nước sôi 1000C, để trước mũi và hít sâu vào. Tinh dầu sẽ xông thẳng lên xoang mũi chống viêm, làm khô nước mũi và sạch khoan mũi. Ngày làm 2 lần trước khi ngủ.
- An thần: lấy một ít tinh chất dầu, thoa vào lòng bàn tay, xoa đều, sau đó áp lên vai gáy, vuốt nhẹ nhàng lên xuống để tinh chất dầu thẩm thấu vào da ở khu vực cổ sau (gáy), sử dụng trước khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn, sâu hơn.
- Viêm họng - ho: ho, viêm họng, ngứa trong cổ rửa tay sạch, xoa dầu vào đầu ngón tay, chấm vào trong đầu lưỡi, dầu sẽ chảy xuống cổ họng có tác dụng kháng viêm và làm lành vùng bị viêm ngứa trong cổ họng. 2 tiếng chấm dầu 1 lần.
- Ngứa, dị ứng: dùng bông thấm dầu bôi lên chỗ ngứa, bôi 4 lần 1 ngày sẽ khỏi, lưu ý chỉ được xoa dầu 1 lớp mỏng lên vùng ngứa,
- Côn trùng đốt (như muỗi, rết, ong, cá tra,…): xoa dầu lên vùng bị đốt, cắn, dầu sẽ giảm ngứa đau xót và sát trùng vùng da bị tổn thương.
Xem thêm: Mua thuốc rắn Thái Lan Sir Eiw Wan: giao hàng từ 2h đến 2 ngày
Những lưu ý khi sử dụng dầu gió thảo dược nhân sâm Thái Lan:
- Rửa sạch và lau khô vùng da bị đau trước khi bôi dầu.
- Hạn chế bôi dầu vào vết thương hở, vào mắt.
- Trẻ em từ 3 tuổi trở lên được sử dụng dầu gió thảo dược, tuy nhiên người lớn phải kiểm soát và để dầu xa tầm tay trẻ và hạn chế thoa vào những vị trí mẫn cảm của trẻ.
- Sau khi sử dụng xong, quý khách nhớ đóng kỹ nắp để tránh bay hơi làm giảm chất lượng dầu.
- Sử dụng trong vòng 3-5 tháng sau khi mở nắp.
- Bảo quản dầu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Dầu gió Thái Lan là dược phẩm hỗ trợ sức khỏe, không phải là thuốc, không có tác dụng chữa bệnh dứt điểm.
Giá bán dầu thảo dược 16, 19, 22 và 29 vị Thái Lan
Hiện nay, trên thị trường ngập tràn những nơi bán dầu thảo dược Thái Lan với nhiều loại giá khác nhau. Bạn cần tìm hiểu kỹ càng và lựa chọn nơi uy tín để mua được dầu thảo dược có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng cùng chất lượng đảm bảo nhất.
Bạn có thể mua Dầu thảo dược Thái Lan trực tiếp hoặc đặt hàng tại Hàng Thái Chính Hãng với giá ưu đãi nhất. Tuỳ vào số lượng vị thảo dược mà mỗi loại dầu sẽ có giá bán khác nhau, bạn có thể tham khảo giá dầu thảo dược tại:
- Dầu gió thảo dược 16 vị Otop Herbal Liquid Balm Yatim Brand
- Dầu gió thảo dược 19 vị Otop Herbal Liquid Balm Puya Brand
- Dầu gió thảo dược 22 vị Otop Herbal Liquid Balm Yatim Brand
- Dầu gió thảo dược 22 vị Shen Long Oil Otop Thai Herbal Oil
- Dầu gió thảo dược 29 vị Otop Aroma Thai Oil Puya Brand
- Dầu cù là Shen Long Balm 50 gram
- Combo 12 chai dầu thảo dược 22 vị Thái Lan
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết dành cho bạn về Dầu Thảo Dược Sâm Thái Lan. Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng dầu thảo dược, đồng thời tránh được những tác dụng phụ không mong muốn, hãy liên hệ ngay với hangthaichinhhang.net theo SĐT: 0367.398.006 để được tư vấn chính xác với từng thể trạng cơ thể, từng tình trạng bệnh khác nhau.