Bị bệnh thoái hoá khớp gối nên ăn gì và không nên ăn gì?
Thoái hoá khớp gối là một căn bệnh mạn tính, gây đau nhức dai dẳng, dẫn đến nhiều hệ luy cho người bệnh. Để điều trị bệnh thoái hoá một cách hiệu quả và nhanh chóng, người bệnh cần kết hợp điều trị với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Cùng Hàng Thái Chính Hãng tìm hiểu chi tiết “thoái hoá khớp gối nên ăn gì” trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh thoái hóa khớp nên ăn gì?
Trái cây và rau củ
Trong chế độ ăn uống hằng ngày, mọi người nên bổ sung nhiều loại rau, củ, quả. Đây là nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng lớn vitamin và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và cải thiện những tổn thương của tế bào.
Những thực phẩm giàu hàm lượng chất chống oxy hóa khá như: dâu tây, táo, hẹ tây, hành tây,...
Cung cấp đủ Vitamin C
Hầu hết các loại vitamin đều có lợi cho sức khỏe, đặc biệt với những người bệnh gặp vấn đề về xương khớp thì cần phải tăng cường thêm những nhóm vitamin tốt cho xương. Điển hình là vitamin C, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sản sinh collagen và mô liên kết nhằm giúp khớp xương trở nên linh hoạt, chắc khỏe hơn.
Theo các chuyên gia, hàm lượng vitamin C nạp vào cơ thể mỗi ngày được khuyến nghị như sau: 90 miligam đối với nam giới, 75 miligam đối với nữ giới.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây nhiệt đới như đu đủ, ổi, dứa, cam, bưởi, dưa lưới, dâu tây, kiwi, quả mâm xôi; các loại rau họ cải súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, ớt chuông, cà chua,…
Gợi ý cho bạn: Bị đau thần kinh tọa kiêng gì và nên có chế độ tập luyện thế nào?
Bổ sung Vitamin D
Vitamin D rất cần thiết cho quá trình hồi phục sức khỏe cũng như cải thiện các triệu chứng đau nhức ở xương khớp. Chúng ta có thể tăng cường vitamin D bằng cách:
- Tắm nắng vào sáng sớm (thường vào khoảng trước 8h).
- Bổ sung các loại viên uống với liều lượng ≤ 25 μg/ngày hoặc các nguồn thực phẩm giàu vitamin D (thực phẩm giàu vitamin D và canxi như: cá hồi, cá mòi, cá ngừ, tôm, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, đậu hũ,…)
Nạp đủ Omega 3
Omega 3 là một dạng chất béo có lợi cho sức khỏe với công dụng ngăn ngừa sự sản sinh của những loại Enzyme và Cytokine (hai loại chất này chính là tác nhân khiến sụn khớp bị phá vỡ và gây viêm). Do đó. Omega 3 giúp cải thiện tình trạng trạng khớp xương bị tê cứng hoặc đau nhức vào buổi sáng.
Nguồn dưỡng chất này thường dễ tìm thấy ở những loại cá béo như cá mòi, cá ngừ, cá trích, cá hồi và cá thu.
Dùng dầu oliu thay thế cho các chất béo khác
Trong dầu oliu có chứa hàm lượng lớn hoạt chất Oleocanthal có tác dụng ức chế những hợp chất gây hại cơ thể nói chung và xương khớp nói riêng. Chúng ta nên ưu tiên sử dụng dầu oliu thay cho các loại dầu có nguồn gốc từ mỡ động vật.
Xem thêm: Đau Khớp Bả Vai - Chữa trị như nào?
Quả hạnh nhân và óc chó
Hạnh nhân và óc chó được biết đến là những loại hạt có chứa chất béo đơn thể lành mạnh với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đồng thời, hai loại hạt này rất giàu Magie, đây là một loại nguyên tố vi lượng có lợi cho cơ thể giúp xương khớp chắc khoẻ. Ngoài ra, nguồn thực phẩm này cũng có khả năng bảo vệ, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm.
Thoái hóa khớp gối không nên ăn gì?
Bên cạnh câu hỏi “người bị bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì?” thì chúng ta cũng nên lưu ý đến việc “người bệnh nên kiêng ăn gì?”. Dưới đây là một số loại thực phẩm bác sĩ khuyên bệnh nhân nên hạn chế:
- Thực phẩm chứa nhiều đường và carbohydrate (gạo trắng, bánh quy, bánh ngọt, chè…): Ngoài việc gây tăng cân, đường và những thực phẩm này còn làm cản trở việc hấp thu canxi, gây tổn thương các protein trong cơ thể, kích hoạt quá trình giải phóng các tế bào gây viêm, khiến hệ cơ xương khớp yếu đi.
- Ăn mặn: Muối có thể khiến các tế bào ngậm nước, khiến xương giòn và dễ gãy, đồng thời làm tăng tình trạng viêm, dẫn đến đau đớn hơn. Sưng khớp là triệu chứng phổ biến báo hiệu cơ thể hấp thụ lượng muối quá nhiều.
- Thực phẩm chế biến sẵn chứa chất béo công nghiệp (đồ nướng, các loại thực phẩm chiên,…): Ngoài việc gây béo phì, các chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa có thể gây ra tình trạng viêm.
- Axit béo Omega-6: Nếu Omega-3 đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối thì Omega-6 lại thúc đẩy cơ thể sản sinh ra các chất gây viêm sưng và đau nhức. Omega-6 có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu bắp, dầu mè, dầu đậu nành và dầu hoa hướng dương hay trong trứng gà, mỡ,…
- Rượu bia, đồ uống có cồn và thuốc lá: Rượu, bia có thể tương tác với một số loại thuốc giảm đau gây hại cho cơ thể trong khi thuốc lá làm chậm quá trình hồi phục.
- Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt dê…): Khi cơ thể tiêu hóa các loại thịt này sẽ sản xuất ra axit. Những axit này cần một lượng lớn canxi để trung hòa. Nếu không cung cấp đầy đủ canxi, cơ thể sẽ rút canxi từ hệ xương làm cho quá trình thoái hóa khớp gối diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
Bên cạnh việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học thì việc điều chỉnh chế độ vận động cũng hết sức quan trọng. Người bệnh phải tuyệt đối tránh các hoạt động quá sức, nên lựa chọn các bài tập thể dục thể thao phù hợp với cơ thể, duy trì cân nặng ở mức hợp lý vì trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo áp lực lớn lên khớp gối.
Trên đây là tổng hợp những giải đáp cho câu hỏi “người bệnh thoái hoá khớp gối nên ăn gì?”. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp điều trị khoa học nhất.
Tham khảo ngay Cao hổ cốt Hoàng Gia Thái Lan (và hộp nhỏ) giúp bổ dưỡng cơ thể và hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp gối HIỆU QUẢ.