Bị Bệnh Gout: nên ăn gì, uống gì để phòng ngừa và điều trị?
Bệnh gout (gút) là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên tất cả chúng ta đều có thể chủ động ngăn ngừa bệnh thông qua việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy bệnh gout nên ăn gì, uống gì? Cùng hangthaichinhhang.net tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến bệnh gout như thế nào?
Trước khi tìm hiểu chi tiết về những thực phẩm có lợi cho người bệnh, chúng ta nên biết về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng của những người mắc bênh gút. Đối với người đã mắc bệnh, có một số loại thực phẩm rất có khả năng làm kích hoạt, kích thích các cơn gout cấp thông qua việc tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Sở dĩ, chúng gây ra hiệu ứng kích thích vì chứa nhiều purin - một hoạt chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm. Khi tiêu hóa purin, cơ thể sẽ tạo ra axit uric như một chất thải.
>> Xem thêm: Bệnh gout là gì và cách điều trị hiệu quả
Bệnh gout nên ăn gì?
Việc hình thành một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp cho tình trạng bệnh sẽ giúp người bệnh giảm được những cơn đau và hạn chế tối đa nguy cơ bệnh bùng phát. Có thể bạn chưa biết, lợi ích của việc này có khả năng giúp bạn ngăn ngừa các cơn đau gout cấp trong tương lai đến 5 lần.
Các loại thực phẩm tốt nhất cho người bệnh gout bao gồm:
Rau xanh
Bệnh gout ăn gì để có lợi nhất cho sức khỏe? Câu trả lời đầu tiên chắc chắn là rau xanh bạn nhé! Bổ sung nhiều rau xanh cho cơ thể sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng đau cũng như hạn chế các cơn đau tái phát. Các loại rau xanh nên bổ sung: cà rốt, bông cải xanh, cải bó xôi, măng tây,...
Các thực phẩm giàu vitamin C
Theo các chuyên gia, nạp nhiều vitamin C cho cơ thể sẽ làm giảm nồng độ axit uric trong máu, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ bùng phát cơn đau gout đến 45%.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C:
Các loại trái cây: cam, quýt, chanh, bưởi,...
Ớt sừng, ớt chuông.
Ổi, kiwi, nho đen, vải thiều
Ngò tây, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh.
Vitamin C không những hỗ trợ điều trị bệnh gout một cách hiệu quả mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, có một lưu ý với những bệnh nhân mắc sỏi thận hay có những bệnh lý mãn tính khác là nên tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể trước khi bổ sung vitamin C.
Các loại trái cây
Đa phần các loại trái cây đều có lợi cho sức khỏe cho người bị bệnh gout. Trên thực tế, có một vài loại quả có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric và giảm viêm hiệu quả. Cụ thể một số loại trái cây phù hợp với bệnh gout bao gồm:
Chanh: như đã đề cập, tác dụng của vitamin C có tác dụng hỗ trợ làm giảm nồng độ axit uric trong máu và điều trị các triệu chứng gout hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thường xuyên sử dụng chanh cũng giúp người bệnh tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa sỏi thận.
Táo: táo chứa một lượng lớn chất xơ nhất định, ngoài ra vitamin C, kali và vitamin K.
Quả anh đào: Anh đào hay cherry đều có chứa hoạt chất anthocyanins, mang đặc tính chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Những người mắc bệnh gout có thể bổ sung một khẩu phần (1/2 cốc) cherry để hỗ trợ điều trị bệnh gout.
Quả việt quất: loại quả này rất giàu chất xơ, vitamin C, mangan và vitamin K. Thường xuyên bổ sung việt quất cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim, tiểu đường và Alzheimer.
Dâu tây: trong dâu tây có chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao, gồm: vitamin C, folate và kali. Ngoài ra, một công dụng khác của quả dâu tây mà ít người biết đến là giúp ổn định lượng đường trong máu nhờ có chỉ số đường huyết rất thấp trong thành phần dinh dưỡng.
Các loại đậu
Nhờ nguồn chất xơ dồi dào trong các loại đậu, loại hạt này có thể sử dụng để thay thế cho thịt trong việc cung cấp protein ở những người không ăn thịt. Các loại đậu người bệnh gout nên ăn: đậu gà, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu nành, đậu cúc.
Bệnh gout nên uống nước gì?
Bên cạnh các loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị gout hiệu quả, người bệnh nên lưu ý bổ sung các loại nước sau đây để có lợi cho sức khỏe: nước lọc, nước ép táo, nước chanh mật ong, sữa ít béo, nước đậu xanh, nước gừng,...
Cà phê là thức uống có thể không tốt cho một số người bệnh, tuy nhiên với bệnh gout, các chuyên gia đã chứng mình rằng việc uống cà phê mỗi ngày sẽ giúp cho chúng ta ngăn ngừa bệnh gout rất hiệu quả. Một số thống kê cụ thể như sau:
Đối với nam giới:
Uống từ 4 – 5 tách cà phê (tương đương 400 – 500mg) mỗi ngày có thể giảm khoảng 40% nguy cơ mắc bệnh gout.
Uống từ 6 tách (tương đương 600mg) trở lên có thể giảm 59% nguy cơ mắc bệnh.
Đối với nữ giới:
Uống từ 1 – 3 tách cà phê (tương đương 100 – 300mg) mỗi ngày để giảm khoảng 22% nguy cơ mắc bệnh.
Uống từ 4 tách (tương đương 400mg) cà phê mỗi ngày có thể giảm khoảng 57% nguy cơ bùng phát các triệu chứng gout.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh gout cũng như ngăn khả năng mắc bệnh, chúng ta nên lưu ý hạn chế sử dụng những thực phẩm sau: hạn chế ăn nhiều đường, thực phẩm đóng hộp, thịt đỏ, thịt nội tạng, một số loại cá và hải sản,...
Mong rằng, với những thông tin về vấn đề bệnh gout nên ăn gì, uống gì đã giúp bạn có thêm những kiến thức để chủ động hơn trong việc thực hiện các chế độ dinh dưỡng hợp lý khi điều trị bệnh gout.
Tham khảo ngay: thuốc rắn Thái Lan số 7 Foong Cir Tan - sản phẩm điều trị bệnh gout hiệu quả tại hangthaichinhhang.net.