8 Nguyên nhân khiến Trẻ Bị Ho Khan Kéo Dài
Trẻ bị ho khan kéo dài, trẻ ho khan về đêm, trẻ em ho khan liên tục là nỗi lo lắng của mỗi bậc cha mẹ. Tình trạng ho khan xảy ra trong nhiều ngày có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh lý về đường hô hấp. Mời bạn xem ngay 8 nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
Ho khan ở trẻ em là gì?
Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể để tống xuất chất đờm, vi trùng ra bên ngoài, giúp đường thở được thông thoáng, bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm. Tuy nhiên, tình trạng ho khan ở trẻ kéo dài ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ, làm trẻ ngủ không yên, thức giấc về đêm, ăn không ngon, stress, cảm thấy lo lắng, buồn rầu, học tập giảm sút đặc biệt là sức khoẻ của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị ho kéo dài
Nhiều trẻ ho khan không sốt, bé bị ho dai dẳng từ 1 đến 2 tháng, đã áp dụng cả phương pháp đông tây y nhưng vẫn không khỏi. Triệu chứng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau, do vậy việc xác định và tìm ra nguyên nhân là hết sức cần thiết có cách trị ho hiệu quả. Những nguyên nhân thường gặp như:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiềm trùng đường hô hấp là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho khan kéo dài ở trẻ em. Bệnh xuất hiện do nhiễm virus, nhiễm khuẩn, lây nhiễm từ trường học, nhà trẻ.Trẻ thường bị ho kéo dài trên 6 - 7 ngày.
Ngoài triệu chứng ho kéo dài, bệnh nhi còn có các triệu chứng khác như sốt, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi,...
Hen phế quản
Hen phế quản (hen suyễn) ở trẻ em là bệnh lý co thắt và viêm mạn tính đường hô hấp dưới, gây viêm khí quản, hạn chế luồng không khí vào phổi, gây ra tình trạng khó thở (khó thở khi thở ra nhiều hơn khi hít vào) kèm theo ho và thở khò khè.
Trẻ dưới 3 tuổi thường bị ho kéo dài khi bị hen phế quản. Trẻ thường xuất hiện nhiều đợt ho khan, ho từng cơn tái phát, tức ngực và thở rít. Thường các bé sẽ bị viêm tiểu phế quản trên 3 lần trước 2 tuổi.
Nguyên nhân của hen phế quản do cơ địa kết hợp với nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Một số yếu tố từ môi trường như phấn hoa, bụi, nấm mốc, khói thuốc, lông thú, khí thải và một số thực phẩm nhất định,... hoặc hoạt động thể lực nặng cũng được coi như là tác nhân gây hen phế quản ở trẻ.
Viêm mũi dị ứng
Khi cơ thể trẻ sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức có thể gây chảy dịch mũi sau. Chất nhờn sẽ chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể gây ho kéo dài ở trẻ em. Đây là triệu chứng thường gặp của tình trạng dị ứng và nhiễm virus. Loại ho này có đờm hoặc không có đờm, thường nặng hơn vào ban đêm. Trẻ sẽ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt và có thể bị nổi chàm nếu nguyên nhân là do dị ứng.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)
Ợ nóng (hoặc trào ngược dạ dày - thực quản) là nguyên nhân phổ biến gây ho mạn tính ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng này thường xảy ra khi axit từ dạ dày bị rò rỉ ngược trở lại đường ống thực phẩm. Bệnh có thể trở nặng khi trẻ nằm xuống vào buổi tối gây ra tình trạng trẻ em ho khan về đêm. Trẻ thường bị trào ngược sau ăn khoảng 30 - 60 phút, khi thay đổi tư thế hoặc trong bữa ăn do cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.
Bệnh ho gà
Ho gà là bệnh do vi khuẩn gây ra, lây lan qua đường hô hấp. Bệnh có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tới người lớn. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện sau khi nhiễm trùng khoảng 5 - 10 ngày. Biểu hiện điển hình của bệnh là xuất hiện cơn ho từ 15 - 20 ngày, cơn ho kéo dài, đi kèm sốt, nôn trớ, ngừng thở, tím tái sau cơn ho, chậm nhịp tim,... Ở trẻ nhũ nhi (1 - 12 tháng tuổi), bệnh thường diễn biến nặng vì trẻ dưới 3 tháng tuổi chưa được tiêm vắc xin.
Viêm phổi
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng thông thường ở trẻ em. Các triệu chứng bệnh gồm sốt, cảm giác ớn lạnh, run rẩy, khó thở và ho kéo dài. Bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trẻ dễ mắc viêm phổi khi bị lây nhiễm ở các khu vui chơi, trường học,...
Dị vật đường thở
Khi bị mắc dị vật trong đường thở, trẻ sẽ có biểu hiện ho sặc sụa, có cơn ngạt thở, tím tái, chảy nước mắt nước mũi, vã mồ hôi,...Trong trường hợp dị vật đường thở bị bỏ quên, trẻ em ho khan kéo dài và viêm phổi tái phát.
Một số nguyên nhân khác
Lạm dụng thuốc xịt giảm xung huyết mũi, khiến niêm mạc mũi bị sưng nề, bị kích thích, gây xung huyết, chảy dịch sau họng và gây ho kéo dài ở trẻ em.
Không khí hanh khô hoặc quá ẩm ướt làm kích thích sự phát triển của mạt nhà, nấm,... gây ho khan kéo dài.
Thời tiết thay đổi thất thường hoặc quá lạnh. Tiếp xúc môi trường ô nhiễm bởi khói thuốc lá, bụi. Sau khi mắc bệnh đường hô hấp gây phản xạ ho do tâm lý,…
Cách phòng ngừa các mầm mống gây ho ở trẻ nhỏ
- Chích ngừa cảm cúm cho trẻ theo các chương trình tiêm chủng quốc gia để phòng ngừa cúm và các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Cho bé ăn đủ chất, nhất là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi,... để cải thiện hệ thống miễn dịch của trẻ, phòng ngừa tình trạng bé ho khan.
- Nên cho bé vận động ngoài trời, không sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá chênh lệch với môi trường bên ngoài.
- Khi ra đường nên đeo khẩu trang cho trẻ để tránh bụi bẩn và các nguồn vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh, kể cả khi chỉ mắc cảm cúm thông thường.
Bí quyết chăm sóc khi trẻ bị ho kéo dài
Bé ho khan và sổ mũi, bé bị ho khan tiếng phải làm sao? Khi thấy trẻ có dấu hiệu ho trên 1 tuần không khỏi, cha mẹ nên đưa bé đi khám. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ và đề xuất phương án điều trị phù hợp.
Một số phương pháp mà các bậc phụ huynh có thể thực hiện tại nhà để giảm cơn ho khan trẻ em:
- Cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu họng, giảm ho, làm loãng đờm hiệu quả.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ. Có thể vệ sinh bằng nước muối ngày từ 2 đến 3 lần.
- Cho trẻ sử dụng một số thảo dược, bài thuốc trị ho dân gian an toàn như tắc chưng đường, mật ong, gừng, uống nước trà ấm loãng,...Trong đó, Mật ong hoa anh túc Thái Lan là dòng sản phẩm được ưu dùng nhất trong việc điều trị trẻ ho khan kéo dài tại nhà. Với thành phần và tính chất đặc trưng, mật ong hoa anh túc có công dụng điều trị hiệu quả ho khan, ho có đờm ở mọi lứa tuổi.
- Chỉ sử dụng thuốc ho khi trẻ bị ho quá nhiều hoặc gây ra hậu quả xấu như bé bị đau ngực, mất ngủ, nôn ói,...
Nếu cần dùng thuốc ho cho trẻ, phụ huynh cần cho trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc ho:
- Chỉ nên dùng thuốc ho phù hợp với lứa tuổi và tính chất cơn ho của trẻ.
- Không tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc ho dành cho người lớn để tránh tác dụng phụ.
- Khi trẻ ho có đờm không nên dùng các loại thuốc ức chế ho (có chứa thường chứa antihistamine hay dextromethorphan) mà nên dùng thuốc long đờm để trị ho hiệu quả.
- Trẻ em ho khan uống thuốc gì? Các loại thuốc ho chứa (dexchlorpheniramine, chlorpheniramine, alimemazine,...) chỉ nên sử dụng cho trẻ bị ho khan kéo dài và đúng chỉ định về lứa tuổi.
Trên đây là những lưu ý và cách phòng ngừa tình trạng trẻ ho khan tiếng, ho khan ở trẻ nhỏ kéo dài. Để có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh cần theo dõi sức khỏe của bé, đưa bé đi khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Những phương pháp đó sẽ giúp cho việc điều trị ho khan kéo dài ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả, tránh được những biến chứng khó lường.