Uống Cao Hổ Cốt Kiêng Ăn Gì?
Sử dụng cao hổ cốt đúng cách là một điều rất quan trọng trong chữa trị bệnh, đồng thời tránh được những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vậy uống cao hổ cốt kiêng ăn gì, cần lưu ý những gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Uống cao hổ cốt kiêng ăn gì?
Cao hổ cốt được nhiều người coi là "thần dược" nhờ khả năng chữa trị hiệu quả các bệnh liên quan đến xương khớp. Tuy nhiên, để cao hổ cốt phát huy tối đa tác dụng, người dùng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không uống cao hổ cốt cùng với nước chè hay rau muống vì chúng có tính kỵ nhau.
- Để ngâm cao hổ cốt, bạn nên dùng một miếng cao ngâm với 1,5 lít rượu loại 20-30 độ trong vòng 10 ngày (có thể để nguyên miếng hoặc thái nhỏ để dễ ngấm hơn). Mỗi ngày uống từ 1-2 ly (ly uống rượu bình thường), không nên uống quá nhiều.
- Nếu sử dụng rượu có nồng độ cao, chỉ nên ngâm cao hổ cốt với 450ml rượu trong vòng 10 ngày, mỗi ngày uống không quá 1 ly (15ml).
- Nếu không thể uống rượu, bạn có thể chia miếng cao hổ cốt thành 20 - 30 miếng nhỏ, chưng với yến sào, nhân sâm, hầm canh hoặc nấu cháo để ăn kèm.
Không uống cao hổ cốt cùng với nước chè hay rau muống
Cách dùng cao hổ cốt
Việc tuân thủ đúng cách sử dụng sẽ giúp cao hổ cốt phát huy hiệu quả tối đa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh:
Dùng cao hổ cốt đúng độ tuổi
Cao hổ cốt là hỗn hợp thu được sau quá trình nung nấu tan chảy xương, cốt của hổ. Nó được đánh giá tốt về công dụng, giá trị đối với sức khỏe nhưng không hẳn đều phù hợp với mọi độ tuổi.
Thông thường những người trung niên mới nên sử dụng cao hổ cốt và độ tuổi phù hợp nhất là 35 tuổi trở lên đối với nữ giới và 45 tuổi trở lên đối với nam giới.
Dùng cao hổ cốt đúng liều lượng
Bạn đừng nghĩ rằng những thứ có giá trị tốt đối với sức khỏe thì dùng càng nhiều sẽ càng nhanh khỏi bệnh. Quan niệm này có thể khiến cho cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau từ mức độ nặng tới nhẹ. Đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên sức đề kháng và sức khỏe đã giảm nhiều. Tốt nhất bạn nên dùng đúng và đủ liều lượng: 6 - 12g mỗi ngày.
Dùng cao hổ cốt đúng đối tượng
Một trong những vấn đề quan trọng khi uống cao hổ cốt là dựa vào tình trạng cơ thể để sử dụng cho đúng cách. Những người mắc các bệnh sau không nên dùng:
- Người gầy yếu.
- Người có cảm giác nóng sốt về chiều.
- Người hay bị miệng khát, môi khô, đổ mồ hôi nhiều.
- Người bị nhiệt, tai ù, tai điếc.
- Người có triệu chứng tăng huyết áp, mắc các bệnh về gan, thận.
Tuân thủ đúng cách sử dụng sẽ giúp cao hổ cốt phát huy hiệu quả tối đa
► Xem thêm: Cách sử dụng cao hổ cốt đúng cách, đảm bảo an toàn, hiệu quả
Một số lưu ý khác khi sử dụng cao hổ cốt
Bên cạnh việc kiêng kỵ khi uống cao hổ cốt cũng như nên lưu ý về cách dùng như thế nào bạn cũng phải quan tâm đến việc nhận biết được cao hổ thật và cao hổ giả.
Nếu chỉ chú trọng đến cách dùng mà sử dụng cao hổ giả cũng không phát huy được công dụng nào, ngược lại có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ ngoài mong muốn khác.
Cao hổ thật được chế biến theo công thức cổ truyền với tỷ lệ: 5 phần xương hổ và 1 phần sơn dương. Khi được nấu đúng kỹ thuật, cao hổ sẽ có màu vàng ngà với độ trong đặc trưng.
Theo dân gian, có một số cách để nhận biết cao hổ thật với cao hổ giả mạo:
- Khi cắm một ngọn cỏ tươi vào bề mặt cao, ngọn cỏ sẽ dần héo úa.
- Chó sẽ tránh xa khi ngửi thấy mùi cao hổ cốt thật.
- Khi dùng sẽ cảm nhận được một luồng nhiệt đặc trưng lan tỏa khắp cơ thể.
- Đem ngâm rượu sẽ có màu đục tự nhiên như nước gạo, khi uống sẽ cảm nhận được vị ngậy đặc trưng ở vùng cổ họng
- Khi đốt nóng và cho vào cốc, cao hổ cốt thật sẽ không tan chảy mà giữ nguyên dạng khi chạm đáy cốc.
Lưu ý: Mặc dù những phương pháp kiểm tra trên đã được lưu truyền trong dân gian, nhưng việc mua cao hổ cốt từ những nguồn uy tín, có giấy tờ chứng nhận vẫn là cách đảm bảo nhất để có được sản phẩm chất lượng.
Hy vọng rằng với những thông tin Hàng Thái Chính Hãng chia sẻ đã giúp bạn biết thêm được những lưu ý khi sử dụng cao hổ cốt, dùng ra sao, tránh điều gì và không nên làm gì để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng, bảo vệ sức khỏe và tránh rủi ro cao về tính mạng.