Phục hồi da nhiễm corticoid trước khi quá muộn!
Việc phục hồi da nhiễm corticoid là cả một quá trình và không hề dễ dàng. Bạn cần xác định rõ nguyên nhân, mức độ viêm nhiễm, từ đó lên phác đồ điều trị và kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài. Vậy, dấu hiệu nào cho thấy làn da đang có vấn đề? Vì đâu làn da của bạn bị nhiễm Corticoid? Làm thế nào để phục hồi da bị nhiễm corticoid? Dưới đây là các thông tin chi tiết, hãy cùng Hàng Thái Chính Hãng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân khiến da bị nhiễm Corticoid
Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là chất độc dược bảng B (theo quy định của Bộ Y Tế) lây qua da bằng con đường thoa trực tiếp. Corticoid có tính kháng viêm mạnh nên đây là dược chất phổ biến trong da liễu. Tuy nhiên, liều lượng corticoid trong thuốc phải được kiểm soát chặt chẽ và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa kê theo từng đơn.
Da nhiễm corticoid là tình trạng thường gặp ở những người lạm dụng corticoid trong điều trị các bệnh da liễu hoặc làm đẹp. Do thiếu hiểu biết, nhiều người tự ý sử dụng thuốc bôi ngoài da chứa corticoid, đặc biệt việc tin dùng các loại mỹ phẩm, kem trộn không rõ nguồn gốc, chứa hàm lượng cao corticoid khiến da bị nhiễm độc.
Những sản phẩm này thường có 2 đặc tính nổi bật:
Tính kháng viêm mạnh: Chúng có khả năng điều trị khỏi các loại mụn mủ, mụn viêm trên da mặt nhanh chóng.
Đặc tính bào mòn da: Các loại sản phẩm chứa corticoid sẽ bào mòn da nhanh chóng, có tính ngậm nước nên chỉ sau một vài ngày sử dụng người dùng sẽ thấy làn da hết sạm, nám, trở nên mịn màng, sáng bóng.
Việc sử dụng các sản phẩm chứa Corticoid trong thời gian dài hoặc liều cao khiến cho da rơi vào tình trạng lệ thuộc. Kết quả thần tốc có được nhờ tác dụng của corticoid, thường sẽ mất đi nhanh chóng khi ngừng sử dụng hoặc không dùng thường xuyên. Sau khi ngưng sản phẩm, bạn sẽ nhận thấy tác dụng phụ trái ngược hoàn toàn: Xuất hiện các dấu hiệu nổi mụn không kiểm soát, da mỏng, sạm nám, teo da, giãn nở mao mạch dưới da, da trở nên khô, sần sùi, thiếu sức sống rõ rệt,… nguy hiểm hơn là ung thư da.
Nhận biết da bị nhiễm corticoid
Để xác định được da mình có bị nhiễm corticoid hay không, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết của tình trạng này. Việc lan nhiễm corticoid được biểu hiện theo từng giai đoạn với 5 mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:
Mức độ 1 (Viêm da khô bông tróc): Đây là tình trạng nhiễm Corticoid nhẹ nhất, do mới sử dụng corticoid và độc tính thấp. Lúc này người bệnh có thể chưa nhận biết được bệnh, thường nhầm lẫn với các vấn đề khác của da. Thông thường, người nhiễm sẽ thấy ngứa nhẹ, da bắt đầu khô sần, bóc vảy.
Mức độ 2 (Viêm da cấp tính): Ở cấp độ này, làn da của bạn đã chính thức bị nhiễm độc corticoid. Da xuất hiện mụn nước và lan khắp mặt, lúc này da có thể bị rộp phồng bong bóng như bị phỏng, loang mảng phồng rộp khắp mặt. Nếu bạn không điều trị kịp thời, có thể gây rát và đau nhức, nhiễm trùng da.
Mức độ 3 (Viêm da đỏ, mao mạch vỡ): Khi da bị nhiễm corticoid kéo dài với độc tính cao, các tổn thương đã tiến sâu vào hệ mao mạch bên trong da. Người bệnh luôn cảm thấy nóng trên da, đặc biệt là lúc tiếp xúc với ánh nắng hoặc ở gần khu vực có nhiệt. Mặt bị sưng phù do trong da tích tụ nhiều nước và mủ, khiến người bệnh có cảm giác đau, khó chịu dữ dội.
Mức độ 4 (Viêm da tăng tiết nhờn): Làn da của bạn đang ở thể nặng cấp tính, nhiễm độc trong nhiều năm qua. Tình trạng da tích tụ nước và mủ diễn biến nặng hơn. Da của bạn sẽ rất nhờn và lúc nào cũng ở trong tình trạng nóng đỏ. Lúc này bạn sẽ cảm nhận được nóng rát, châm chích nhiều và liên tục hơn trước kia.
Mức độ 5 (Viêm da kích thích): Đây là mức độ da nhiễm corticoid nặng nhất. Lúc này những mụn nước và mủ đã bắt đầu bong tróc và rỉ ra bên ngoài. Da có dấu hiệu nhiễm trùng nặng thậm chí là hoại tử. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, tưởng chừng như không ai có thể chạm vào da mặt của mình.
Cách phục hồi da bị nhiễm corticoid bạn cần làm ngay
Da nhiễm corticoid không chỉ khiến da tổn thương mà về lâu dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bạn cần phải hiểu rõ các cấp độ da nhiễm corticoid để nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời. Một số trường hợp mới bắt đầu sử dụng hay chưa thể đi khám ngay lập tức thì bạn có thể thực hiện các bước phục hồi da nhiễm corticoid tại nhà như bên dưới nhé.
Ngưng sử dụng sản phẩm có chứa corticoid
Việc đầu tiên cần làm để phục hồi da nhiễm corticoid là ngưng sử dụng các sản phẩm chứa hoặc nghi chứa corticoid. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sau một khoảng thời gian dùng corticoid, da thường rơi vào tình trạng lệ thuộc (nghiện) thuốc. Nếu ngưng sử dụng sản phẩm đột ngột có thể khiến da bị hoại tử, gây nên các vấn đề nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần “cai nghiện” corticoid cho da một cách từ từ.
- Trường hợp viêm nhiễm dưới 3 tháng:
Do mới sử dụng da chỉ mới viêm nhiễm ở mức độ nhẹ. Bạn thường thấy ngứa, da trở nên sần, khô. Lúc này, bạn nên ngưng ngay các sản phẩm chứa corticoid. Tiến hành vệ sinh sạch và thải độc cho da.
- Trường hợp nhiễm corticoid từ 3 tháng trở lên:
Làn da người bệnh lúc này đã xuất hiện các dấu hiệu viêm cấp tính hoặc hoại tử, giãn mao mạch dưới da, tăng tiết nhờn, khô sạm, nhăn nheo,… Người bệnh cần tiến hành “cai nghiện” corticoid cho da từ từ chứ không ngưng ngay:
Giảm tần suất sử dụng: Bắt đầu giảm tần suất sử dụng xuống 3/4, sau đó là 1/2 so với bạn đầu. Tức là thay vì sử dụng kem bôi 2 lần/ngày thì giảm xuống còn 1 lần/ngày. Sau đó, cứ cách 1 ngày bôi 1 lần. Dần dần, giảm còn 2 lần/tuần, 1 lần/tuần rồi ngừng hẳn.
Giảm liều lượng bôi: Song song với việc giãn cách thời gian sử dụng thuốc bôi, bạn có thể giảm bớt liều lượng kem bôi sau mỗi lần sử dụng.
Tóm lại, việc giảm tần suất và liều lượng mỹ phẩm chứa corticoid phải diễn ra từ từ, không được vội vàng. Quá trình cai nghiện cần thực hiện theo từng bước để da có đủ thời gian thích ứng. Thời gian ngừng sử dụng kem kéo dài khoảng 3 – 4 tuần tùy thuộc vào tình trạng làn da bị viêm của bạn.
Vệ sinh da đúng cách
Vệ sinh vừa giúp thải độc, vừa bảo vệ da và cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, kích ứng, khó chịu,… Với làn da đang bị tổn thương do nhiễm độc corticoid, khi tiến hành vệ sinh, người bệnh cần chú ý:
Lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ: Có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% hoặc các loại sữa rửa mặt không tạo bọt, không mùi hương liệu, không chứa cồn và chất bảo quản.
Rửa mặt mỗi ngày 2 – 3 lần với nước muối ấm và ít nhất 2 lần với sữa rửa mặt chuyên dụng.
Tránh massage, cào gãi mạnh hoặc thực hiện các hành động gây tổn thương da khi rửa mặt.
Tham khảo ngay: Sữa rửa mặt Ngọc Trai Saitip hoặc Bụi Vàng Saitip Thái Lan với chiết xuất thiên nhiên, KHÔNG CHỨA CORTICOID, an toàn và lành tính cho da nhạy cảm.
Thải độc cho da nhiễm corticoid
Thải độc là một giai đoạn quan trong trong quá trình phục hồi da nhiễm corticoid. Bước làm này giúp lấy đi các chất độc hại như chì, thủy ngân, hóa chất gây hại,… đang tồn đọng trên da, tạo điều kiện tốt nhất để da bước vào giai đoạn tái tạo.
Bạn có thể thải độc bằng cách xông hơi với thảo dược lành tính, các loại mặt nạ tự nhiên bằng lá trà xanh, mướp đắng (khổ qua), tinh bột nghệ, nước chanh mật ong,… thực hiện 1-2 tuần/lần. Các hoạt chất chống viêm tự nhiên có trong các loại lá quả này, giúp da nhanh chóng đào thải các chất cặn bã tồn dư. Bên cạnh đó, còn cung cấp một lượng vitamin C, B,… giúp nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào da, bảo vệ và tăng sức đề kháng cho làn da bị tổn thương do corticoid.
Nếu bạn muốn sử dụng kem phục hồi da nhiễm corticoid, kem dưỡng ẩm hoặc thuốc trị mụn chăm sóc da thì lưu ý chọn sản phẩm không chứa chất tạo mùi, không paraben, không chứa cồn, độ pH 5.5, khả năng kết hợp dưỡng ẩm da, không chứa hoạt chất Zinc Oxide. Nên chọn các sản phẩm các chất như HA, Niacinamide, Ceramide,…sẽ giúp quá trình điều trị nhanh hơn.
Tham khảo ngay: Kem dưỡng Ốc Sên Snail Gold Thái Lan an toàn lành tính cho da nhạy cảm.
Với một số trường hợp, tình trạng nhiễm corticoid nặng sẽ được các chuyên gia da liễu chỉ định một số loại sản phẩm điều trị da nhiễm corticoid để hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ phục hồi da như:
Vitamin C: Giúp làm bền thành mạch, cải thiện tình trạng giãn mao mạch dưới da.
Vitamin B2: Cải thiện tình trạng tăng tiết bã nhờn, dầu nhờn.
Kẽm: Dùng cho trường hợp da bị kích ứng, mẩn đỏ.
Kháng sinh, chống viêm: Dùng cho các trường hợp mụn viêm, mụn mủ (có nhiễm trùng).
Metronidazol: Dùng cho trường hợp nhiễm độc Demodex.
Thuốc bổ gan: Thanh nhiệt, giải độc từ bên trong.
Lưu ý: Các sản phẩm phục hồi da nhiễm corticoid trên chỉ nên được sử dụng khi có hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý sử dụng để tránh các biến chứng, tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Chăm sóc và bảo vệ làn da nhiễm corticoid trước ánh nắng mặt trời
Khi bị nhiễm corticoid, làn da trở nên rất yếu, mỏng manh và nhạy cảm hơn, thậm chí bạn có thể thấy rõ các mao mạch dưới da. Giai đoạn này, người bệnh cần có các biện pháp chăm sóc, che chắn và bảo vệ da kỹ lưỡng khi ra ngoài hay ngay cả khi ở trong nhà. Bên cạnh các biện pháp thải độc và dưỡng da, chống nắng là việc rất quan trọng trong quá trình phục hồi da nhiễm corticoid. Nếu không được bảo vệ kỹ càng, làn da của bạn sẽ nhanh chóng bị nám, sạm, tàn nhang do tác hại của tia UV.
>> Xem thêm: Da Dầu Mụn nên dùng kem chống nắng nào an toàn nhất?
Bạn nên lựa chọn các sản phẩm kem chống nắng cho da nhạy cảm, tránh làm tổn thương hay tác động mạnh trên da. Hãy nhớ dùng một lớp kem dưỡng da thật dịu nhẹ trước khi thoa kem chống nắng để giúp da không bị mất nước nhé.
Việc phục hồi làn da nhiễm corticoid là cả một quá trình kéo dài và khá gian nan, chúng ta cần sáng suốt để lựa chọn các mỹ phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng để giữ cho làn da luôn khoẻ mạnh, tươi trẻ
Tham khảo ngay bộ sản phẩm chăm sóc da chính hãng từ Thái Lan:
- Kem ốc sên Snail Gold Mai Thái Lan
- Combo Kem ốc sên Snail Gold và sữa rửa mặt Saitip Bụi Vàng
- Combo Kem ốc sên Snail Gold và kem chống nắng BNE Thái Lan
- Combo Kem ốc sên Snail Gold và sữa rửa mặt Saitip Ngọc Trai
Lời khuyên chân thành cho các bạn, khi thấy da có dấu hiệu da bị nhiễm corticoid, hãy lập tức đến thăm khám ngay với bác sĩ da liễu nhé. Tuỳ mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình phục hồi da nhiễm corticoid phù hợp nhất với bạn. Mọi thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với Hangthaichinhhang.net qua số hotline 0367.398.006 để được giải đáp nhé!