Đau Khớp Gối Nên Tập Gì: Những bài tập được khuyến nghị
Để điều trị được bệnh thoái hóa khớp gối một cách hiệu quả, người bệnh cần có cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, khoa học, kết hợp với tập luyện một số môn thể thao nhẹ nhàng tốt cho sức khỏe. Vậy đau khớp gối nên tập gì? Mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.
Đau khớp gối có nên tập thể dục?
Khớp gối bị tổn thương, đau nhức là tình trạng tổn thương sụn khớp ở vị trí đầu gối, gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân: chấn thương, lao động quá sức, thoái hóa khớp gối. Đau khớp gối đến một mức độ nào đó sẽ dẫn tới những hạn chế nhất định trong vận động.
Người ta lo ngại rằng việc tập thể dục hoặc đi bộ sẽ gây ra những áp lực cho đầu gối, làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Trên thực tế, tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, tạo ra sự linh hoạt dẻo dai cho cơ thể ngay cả khi bạn đang mắc các vấn đề liên quan đến xương khớp. Hoạt động thể dục không những giúp đẩy lùi tình trạng đau khớp gối mà còn đem lại nhiều lợi ích khác đối với người bệnh như:
- Tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu trong đó có các mạch máu đến sụn khớp.
- Giúp tăng cường tính dẻo dai của các khớp xương.
- Giúp kiểm soát cân nặng, giảm áp lực của cơ thể lên khớp gối
Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp cho rằng tập thể dục cần thực hiện đúng cách và cường độ phù hợp để mang lại hiệu quả tốt cho tình trạng bệnh. Với những người bệnh xương khớp, đau khớp gối khi gập chân, vấn đề tập thể dục cần hết sức thận trọng, nếu không sẽ rất dễ gặp phải các rủi ro.
Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia để có được một chế độ cũng như thời gian luyện tập phù hợp.
>> Cùng chủ đề: Viêm Khớp Vai: nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị dứt điểm
Đau khớp gối có nên đi bộ, tập yoga không?
Đi bộ, thể dục hay tập yoga đều là bộ môn thể dục tốt cho sức khỏe. Những lợi ích của đi bộ được đánh giá mang đến nhiều hiệu quả lâu dài đối với tim mạch và duy trì cấu trúc bền bỉ của xương khớp.
Một số người bệnh cho rằng việc tập luyện thời gian này chỉ khiến tình trạng tổn thường và đau khớp gối khi chơi thể thao trở nặng hơn. Tuy nhiên điều này đã được chứng minh ngược lại, bởi đi bộ nhẹ nhàng có thể hỗ trợ tích cực cho việc điều trị viêm khớp gối nhanh chóng đạt hiệu quả. Đồng thời đi bộ cũng là bộ môn thể thao phù hợp cho người bị thoái hóa khớp gối.
Đi bộ hay tập yoga có tác dụng tương tự như những môn thể dục dưỡng sinh giúp tạo sự linh hoạt, dẻo dai cho cơ thể. Khi bạn đi bộ, không cần sử dụng quá nhiều lực. Thay vào đó là những vận động đều đặn, kết hợp hít thở theo động tác sẽ cải thiện được tuần hoàn máu.
Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng thì hạn chế đi lại hoặc nên chuyển sang các môn thể thao khác như đạp xe, dưỡng sinh. Đặc biệt, chú ý tránh những động tác mạnh như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ, vì những động tác này rất hại cho các khớp.
Nguyên nhân là khi đi đứng, vận động mạnh, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thụ lực đè ép, nhưng nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp. Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại. Nếu bệnh nhân càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm.
Để việc đi bộ mang lại những lợi ích tốt cho sức khỏe và không làm nghiêm trọng hơn triệu chứng của bệnh thì bạn cần hiểu rõ cơ thể của mình. Nếu như tình trạng đau nhức khớp gối trở nên nghiêm trọng, nghỉ ngơi và điều trị khắc phục sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho bạn.
Tổng hợp những bài tập thể dục cho bệnh nhân bị đau, thoái hóa khớp gối
Đi bộ đúng cách
Nhằm tránh tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ, trước hết, người bệnh nên rút ngắn khoảng cách đi bộ lại, vì nếu càng đi lại càng thêm đau. Trước mỗi bài tập đi bộ, chúng ta nên có 1 bước khởi động để làm nóng khớp gối. Chúng ta có thể khởi động. bằng việc thực hiện những động tác khởi động như căng cơ cẳng chân, duỗi gập gối ít nhất 10 phút, xoa bóp gối nhẹ nhàng. Sau khi kết thúc đi bộ, để tránh căng thẳng cho đầu gối, bạn nên vận động đầu gối thật nhẹ nhàng rồi mới ngồi nghỉ.
Để tránh tình trạng thêm nặng hơn, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân không được đi quãng đường quá dài với thời gian đi lại không quá 30 phút. Điều này không chỉ gây đau đớn cho bạn mà còn khiến cho toàn bộ trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống 2 khớp gối, gây ra áp lực, chèn ép lên khớp gối và làm cho khớp gối của bạn gánh chịu toàn bộ sức nặng từ cơ thể, các khớp khác cũng phải hoạt động nên có thể sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Các chuyên gia xương khớp đã đưa ra một số lời khuyên bạn nên thực hiện trong thời gian đi bộ. Chúng gồm những lưu ý sau:
- Làm nóng cơ thể và đầu gối bằng các động tác khởi động là nguyên tắc bắt buộc khi bạn bị viêm khớp gối. Bạn nên thực hiện khởi động trong vòng 10 phút và kết thúc vận động bằng một vài động tác co duỗi để lấy lại sự cân bằng cho khớp gối. Đây là điều bắt buộc trong việc tập luyện nhằm tránh tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống.
- Nếu bạn bị viêm khớp gối ở giai đoạn nặng tuyệt đối không nên đi bộ. Bởi vì lúc này khớp gối đang rất yếu và rất dễ tổn thương.
- Bạn cũng không nên đi bộ nếu nằm trong đối tượng thừa cân, béo phì nặng. Việc đi bộ lúc này sẽ gây tổn thương dữ dội cho khớp gối do phải chịu nhiều áp lực và những tác động từ trọng lượng của cơ thể.
- Một số môn thể thao khác tương đối phù hợp với người bị đau nhức xương khớp, viêm khớp gối nhẹ như đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh,…Bạn nên thực hiện những bài tập cơ bản không khiến khớp gối chịu nhiều áp lực.
- Kết hợp ăn uống và bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức khỏe. Bổ sung canxi và vitamin D, khoáng chất như magie, sắt, kẽm, photpho,…sẽ giúp bạn củng cố lại sự bền dẻo của xương khớp.
- Đối người người cao tuổi bị viêm khớp gối, khi đi bộ cần chú ý những đoạn đường ngắn và bằng phẳng để tránh té ngã. Trong khi luyện tập nên uống nước thường xuyên để tăng sản sinh dịch khớp bảo vệ, tránh tình trạng đau khớp gối sau khi chơi thể thao.
- Mặc dù việc đi bộ được khuyến khích cho những bệnh nhân viêm khớp gối, tuy nhiên nếu bệnh nhân nằm trong trường hợp viêm khớp nặng thì bạn nên cân nhắc về các môn thể thao khác như yoga hoặc dưỡng sinh.
Tập yoga nhẹ nhàng, khoa học
Yoga là bộ môn tập luyện nhẹ nhàng nhưng tác dụng đem lại cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh nhân thoái hóa khớp gối rất hiệu quả. Yoga là bộ môn tập luyện nhẹ nhàng nhưng tác dụng đem lại cho cơ thể, đặc biệt là các bệnh nhân thoái hóa khớp gối rất hiệu quả. Dưới đây là 3 bài tập yoga hiệu quả mà người bệnh có thể tập ngay ở nhà với thời gian rất ngắn,
Thứ nhất là bài tập làm khỏe cơ mặt trước đùi, bạn hãy chuẩn bị một chiếc ghế, sau đó ngồi trên ghế với hai bàn chân đặt sát mặt sàn, gối gấp 90°. Từ từ duỗi thẳng chân phải, nâng lên theo hướng nằm ngang song song với mặt sàn. Mỗi lần vậy giữ trong 30 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống đặt sát mặt sàn. Tiếp tục lặp lại trên chân đối diện và thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần/ngày.
Thứ hai là bài tập kéo dãn cơ bắp chân, giúp làm tăng sự linh hoạt của các nhóm cơ chân và khớp gối. Các bước thực hiện động tác này như sau:
- Đặt bàn chân phải của bạn cách chân trái vài bước chân. Gập gối phải của bạn, đảm bảo đầu gối của bạn không bị đẩy quá về phía so với các ngón chân của bạn.
- Giữ chân trái thẳng, ấn gót chân trái xuống đất để kéo dãn cơ bắp chân phía sau.
- Giữ trong 30 giây. Lặp lại trên chân đối diện.
- Thực hiện bài tập này ít nhất 3 lần / ngày
Thứ ba, bài tập bước lên bục hoặc 1 bậc cầu thang, động tác này bạn nên thực hiện bài tập này ít nhất 10 lần / ngày với các bước:
- Đứng trước bục ( cao từ 10 – 20 cm), hai chân rộng bằng vai.
- Bước lên bục bằng chân phải, sau đó với chân trái.
- Bước xuống ngược lại: Chân trái của bạn chạm đất trước, sau đó là chân phải.
- Bước theo tốc độ của riêng bạn trong khoảng 30 giây mỗi lần. Có thể sử dụng thanh vịn để giữ thăng bằng.
Tập luyện thể dục kết hợp chế độ dinh dưỡng và điều trị đúng cách sẽ giúp tình trạng đau khớp gối được thuyên giảm một cách nhanh chóng và dứt điểm. Để điều trị tận gốc vấn đề của đau khớp gối, bạn có thể kết hợp sử dụng với Viên uống trị khớp Noxa20. Đây là dòng thuốc được phân phối trực tiếp từ Thái Lan giúp chữa trị đau khớp gối hiệu quả được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.
Điều trị tận gốc triệu chứng đau khớp gối bằng viên uống trị khớp Noxa 20 Thái Lan
Noxa 20 Thái Lan là thuốc trị viêm khớp có tác dụng chống viêm và giảm đau và được sử dụng để giảm đau ở cột sống và khớp.
Với xuất sứ chính hãng từ Thái Lan, đây là dòng sản phẩm rất được ưa chuộng trong điều trị các chứng cứng khớp, viêm phù ở cột sống và giảm các bệnh lý khớp khác nhau, chuyên trị các bệnh về đau khớp gối, viêm khớp dạng thấp, viêm cốt sống, bệnh gút (Gout), và các bệnh lý khác nhau ở cột sống. NOXA 20 đôi khi cũng được sử dụng để giảm đau do chuột rút.
Người bệnh sử dụng thuốc từ 6 – 12 ngày sẽ thấy tiến triển rõ ràng. Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng ức chế, chống viêm hiệu quả cho tất cả các mầm mống gây viêm khớp dạng thấp.
>> Chi tiết sản phẩm tại: Viên uống trị viêm khớp Noxa 20 CHÍNH HÃNG Thái Lan
Trên đây là tổng hợp những bài tập nhằm điều trị đau khớp gối, một số gợi ý cho việc tập luyện, đau khớp gối nên tập gì? giúp cải thiện tình trạng bệnh cũng như cách điều trị bệnh dứt điểm bệnh. Người bệnh nên tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ để có cho mình một chế độ luyện tập, điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.