Bệnh Phong Thấp Và Những Điều Bạn Nên Biết
Phong thấp là căn bệnh được biết đến từ lâu. Tuy nhiên, bệnh phong thấp là gì, có biểu hiện ra sao và điều trị bằng cách nào thì không phải ai cũng biết. Những thông tin trong bài viết này chắc chắn sẽ bổ sung cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích.
Bệnh phong thấp hay phong thấp thể nhiệt là gì?
Phong thấp, hay còn được gọi là bệnh phong tê thấp, đây là một căn bệnh thoái hóa khớp mạn tính. Dấu hiệu của bệnh là sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động nhiều khớp. Đối tượng dễ mắc phải bệnh này là phụ nữ và người cao tuổi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người bệnh.
Có 2 quan điểm về bệnh phong thấp, cụ thể như sau:
Theo Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp là vì các chướng khí phong - hàn - thấp xâm nhập vào cơ thể khi thể trạng đang bị suy yếu. Lúc này, khí huyết và kinh mạch sẽ bị tổn thương toàn bộ, gây tắc nghẽn cơ xương khớp, gây ra những triệu chứng đau mỏi, trì trệ cho người bệnh.
Theo Tây y, phong thấp là tên gọi của bệnh viêm khớp dạng thấp. Loại bệnh này có liên quan trực tiếp đến các yếu tố miễn dịch trên cơ thể con người. Điều này được lí giải như sau: trong máu tồn tại sẵn các yếu tố dạng thấp, khi gặp được điều kiện thuận lợi hệ thống miễn dịch chính của người bệnh sẽ được kích hoạt. Hậu quả đem đến là hàng loạt những tổn thương nghiêm trọng có tính hệ thống như: viêm khớp nhỏ, tổn thương tim, viêm màng tim, viêm cầu thận,...
Bệnh phong thấp có bị lây không?
Phong thấp không tạo nên từ vi sinh vật như virus hay vi khuẩn,... nên hoàn toàn không lây nhiễm. Tuy nhiên, bệnh lại có tính chất di truyền, có nghĩa là con cái của những người mắc bệnh phong thấp sẽ có khả năng bệnh cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân được cho là vì sự trùng khớp các yếu tố về cơ địa như: yếu tố hòa hợp mô HLA, yếu tố miễn dịch thường có sự tương đồng giữa những người có cùng hoặc gần huyết thống.
Mặc dù trên lý thuyết là vậy, nhưng thực tế đã chứng minh bệnh phong thấp qua di truyền vẫn còn rất thấp, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác tác động đến.
Mức độ nguy hiểm của bệnh phong thấp
Trên thực tế, không ít người cho rằng bệnh này không nguy hiểm và thậm chí là xem nhẹ và sống chung với bệnh trong rất nhiều năm. Vậy chính xác những hậu quả mà căn bệnh này mang đến cho người mắc là gì?
- Sưng đau nhiều khớp trên cơ thể, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng biến dạng khớp, cứng khớp, gây ra đau đớn cho người bệnh. Càng về lâu dài, khả năng vận động sẽ suy giảm và nặng nhất là mất chức năng khớp đó. Không ít trường hợp vì sự chủ quan với bệnh tình mà nhiều người đã chịu đựng những tổn thương rất lớn ở các khớp, gây di chứng dây thần kinh như liệt tứ chi.
- Gây ra viêm gân, cơ và dây chằng, bao khớp gây co kéo hoặc lỏng lẻo khớp.
- Làm tổn hại nghiêm trọng đến tim, người bệnh rất dễ mắc bệnh cơ tim, viêm màng ngoài tim,...
- Gây viêm mống mắt, nhiễm bột thận, suy thận, hội chứng ống cổ tay,… cũng gây suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ngoài ra, còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác người bệnh phong thấp có thể mắc phải.
Bạn cũng có thể quan tâm: Cách nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối để kịp thời điều trị
Cách điều trị khi bị phong thấp
Những câu hỏi luôn rất hay được đặt ra từ người bệnh là: Bị phong thấp phải làm sao? Bị phong thấp làm sao cho hết? Thật ra, điều trị không khó nhưng bạn cần kiên trì và lựa chọn đúng sản phẩm.
Để điều trị dứt điểm bệnh này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc được điều chế từ phương pháp Đông y.
Click ngay vào link để tham khảo sản phẩm chuyên điều trị bệnh phong thấp: Fung Xin Wan (Phong thấp hoàn).
Hoặc cũng có thể tham khảo một số phương pháp có thể áp dụng tại nhà, phần nào giảm tình trạng đổ mồ hôi tay, chân, giảm đau viêm do phong thấp gây ra. Tuy nhiên, lưu ý rằng các phương pháp này chỉ làm giảm chứ không điều trị dứt điểm bệnh được bạn nhé!
Chườm nước nóng
Gói túi nước nóng và túi chườm lạnh trong 2 chiếc khăn khác nhau. Sau đó, đặt túi chườm nóng vào vị trí bị đau trong vòng 3 phút. Sau khi hết thời gian thay thế bằng túi chườm lạnh vào vị trí đó khoảng 1 phút. Lặp lại động tác chườm đắp trong vòng 15 - 20 phút. Hãy kiên trì và thường xuyên áp dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Ăn 1-2 nhánh tỏi tươi hằng ngày
Tỏi sẽ giúp cơ thể kiềm chế được sự sản sinh ra các thực thể, nguyên nhân chính gây viêm. Nhờ đó, sẽ giảm sưng và đau, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Đối với người bệnh, nên ăn từ 1 đến 2 nhánh tỏi tươi mỗi ngày là tốt nhất.
Ngâm tay, chân trong nước ấm với muối
Cách làm vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần cho 2 cốc muối vào bồn tắm hoặc chậu nước ấm, sau đó ngâm mình hoặc ngâm chân tay trong hỗn hợp chừng 30 phút. Khuyến khích nên thực hiện liệu pháp này điều độ 3 lần 1 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin về bệnh phong thấp mà bạn nên biết. Hangthaichinhhang.net hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn nhiều hơn trong việc phát hiện, điều trị bệnh sớm và đúng cách nhất.