Bệnh Phong Thấp Tay Ra Mồ Hôi: 3 Cách điều trị theo Tây y và Đông y
Bệnh phong thấp tay chân ra mồ hôi là bệnh lý phổ biến mà nhiều người đang gặp phải, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng độ tuổi nào. Tuy không gây hại đến sức khoẻ, nhưng người bị phong thấp ra mồ hôi tay luôn cảm thấy vô cùng khó chịu, khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng rất nhiều.
Để có thể điều trị triệt để chứng bệnh này, người bệnh cần biết rõ căn nguyên của bệnh, từ đó có cho mình cách chữa phong thấp ra mồ hôi tay chân phù hợp nhất. Nhằm giúp mọi người nắm bắt đầy đủ kiến thức về chứng phong thấp đổ mồ hôi, Hàng Thái Chính Hãng đã tổng hợp các thông tin quan trọng trong bài viết này.
Bệnh phong thấp ra mồ hôi tay bắt nguồn từ đâu?
Mồ hôi là một loại chất lỏng có thành phần chính là nước với chất tan gồm muối khoáng, axit lactic và urê được cơ thể đào thải qua các tuyến mồ hôi bên dưới da. Ở trạng thái bình thường, cơ thể chúng ta vẫn luôn tiết mồ hôi mỗi ngày. Khi cơ thể bị nóng sốt hoặc oi bức các tuyến mồ hôi này sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để giúp giảm nhiệt và làm mát cơ thể.
Bên cạnh đó, việc tiết mồ hôi còn giúp dưỡng ẩm cho da, giảm đau, ngăn ngừa loãng xương, hạ huyết áp,… Nhưng nếu mồ hôi tiết ra quá nhiều khiến cơ thể mất nước và rối loạn điện giải, không tốt cho sức khoẻ, gây ra nhiều khó chịu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Đến nay, căn nguyên của chứng bệnh phong thấp ra mồ hôi bắt nguồn từ đâu vẫn chưa được xác định rõ. Dưới đây là các nguyên nhân chính theo 2 phương diện Tây và Đông Y đã khảo sát.
Theo Tây Y, bệnh xuất phát từ:
- Rối loạn thần kinh thực vật: Cơ chế hoạt động của các tuyến mồ hôi bên dưới da được điều phối bởi hạch thần kinh thực vật. Khi chức năng của các hạch thần kinh này bị rối loạn, hoạt động của tuyến mồ hôi cũng bị ảnh hưởng theo, thường sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn bình thường, nhất là khi chúng ta bị căng thẳng, lo lắng quá mức.
- Cường giáp: Hormone giáp trạng được sản sinh ra tại tuyến giáp có chức năng tăng cường chuyển hóa. Khi mắc bệnh cường giáp, hoạt động trao đổi chất trong cơ thể tăng cao, cơ thể hoạt động nhiều sinh ra nhiệt lượng cao. Lúc này, tuyến mồ hôi phải hoạt động theo, cơ thể đổ mồ hôi nhiều nhằm làm mát, hạ nhiệt.
- Thiếu hụt vitamin và các yếu tố vi lượng: Đây cũng là nguyên nhân gây bệnh phong thấp ra mồ hôi tay.
- Nhiễm trùng, nhiễm độc gây rối loạn hoạt động bài tiết của tuyến mồ hôi.
- Phong thấp ra mồ hôi tay chân nhiều cũng có thể xảy ra do tác động của một số nguyên nhân khác như: xuất hiện khối u di căn chèn ép lên tủy sống, tác dụng phụ của thuốc hạ nhiệt salicylate, phụ nữ đang mang thai hoặc mãn kinh,…
Theo Đông Y, “thấp” chính là yếu tố gây ra bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân. Thấp có 2 dạng: Nội thấp và ngoại thấp:
- Nội thấp do từ chính các vấn đề bên trong cơ thể gây ra, được tạng tỳ vận hoá. Các nguyên nhân khiến tạng tỳ bị bệnh đều sinh ra thấp. Ví dụ như ăn uống không khoa học, ăn nhiều chất béo, ăn nội tạng động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Ngoại thấp là các ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài, tình trạng lạnh ẩm do mắc mưa, lội nước,… cảm nhiễm từ môi trường.
- Trường hợp phong thấp ra mồ hôi tay chân xảy ra do cả nội thấp và ngoại thấp, cộng thêm chính khí suy yếu không thực hiện được chức năng thu liễm, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn.
Cách nhận biết bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân
Bên cạnh việc xác định nguyên nhân bệnh phong thấp đổ mồ hôi tay chân là gì, việc nhận biết chính xác tình trạng bệnh cũng rất quan trọng.
Cùng xem qua các triệu chứng cơ bản của bệnh để phát hiện và điều trị sớm nhất:
- Người bị phong thấp thường đổ mồ hôi nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân. Tùy mức độ bệnh mà lượng mồ hôi có thể xuất hiện nhiều hay ít khác nhau.
- Do đổ mồ hôi nhiều và liên tục nên lòng bàn tay, bàn chân thường có mùi khó chịu.
- Đầu ngón tay, ngón chân bị phồng rộp và bong tróc khi thời tiết chuyển biến lạnh.
- Ngoài chân, tay, tình trạng tiết mồ hôi còn xuất hiện nhiều ở da đầu hoặc toàn thân.
- Khi người bệnh căng thẳng hay xúc động, hoạt động của tuyến mồ hôi tăng cao, lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn và không thể kiểm soát được.
Cách điều trị bệnh phong thấp ra mồ hôi
Khi thấy bản thân có các triệu chứng ở trên thì bạn nên thăm khám chuyên khoa để xác định bệnh và điều trị càng sớm càng tốt. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp cải thiện tình trạng phong thấp mồ hôi tay chân như dùng thuốc Tây y, sử dụng bài thuốc dân gian hay dùng thuốc Đông Y,…
Theo Tây Y
Trong y học hiện đại, để điều trị chứng phong thấp tay bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc Tây y, tiêm Botox, điện ion hay thâm chí phẫu thuật,… Tuỳ tình trạng mức độ nặng nhẹ, bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Đối với bệnh lý rối loạn thần kinh thực vật, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng cholinergic, nếu không có hiệu quả sẽ áp dụng phương pháp cắt bỏ hạch thần kinh giao cảm. Nếu bệnh nhân mắc bệnh cường giáp phải dùng thuốc kháng giáp trạng hoặc phẫu thuật tuyến giáp. Nếu do thiếu hụt vitamin và các yếu tố khác thì phải bổ sung bằng thuốc hoặc các thực phẩm như: hàu, cua, thịt bò, thịt cừu, hạt bí ngô, ngũ cốc, dâu tây, nho. Các thực phẩm này chứa nhiều kẽm và silic giúp điều trị mồ hôi tay chân.
Các bài thuốc dân gian trị phong thấp mồ hôi tay tại nhà
Khi bị phong thấp ra mồ hôi tay chân, các bạn có thể thử áp dụng một số giải pháp khắc phục sau đây để phần nào giải quyết vấn đề.
- Lá lốt: Lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung tán hàn, ổn định dẫn truyền tại các đường kinh, trừ thấp. Việc sử dụng lá lốt điều trị ra mồ hôi tay chân được biết đến từ rất lâu, được nhiều người áp dụng và có hiệu quả rất tốt. Dùng nước sắc lá lốt để uống hoặc ngâm rửa là cách dùng đơn giản và tiện lợi nhất.
- Lá chè xanh: Có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm dịu niêm mạc, giảm ngứa, hồi phục biểu bì. Ngâm, rửa tay chân bằng lá chè xanh có hiệu quả cao đối với bệnh ra nhiều mồ hôi. Kiên trì thực hiện mỗi ngày nhất định có tác dụng.
- Lá dâu (hay còn gọi là tang diệp): Có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn giúp trừ phong, thanh nhiệt. Có tác dụng trị nhiều bệnh như ho, sốt, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cảm mạo phong nhiệt, đặc biệt là trị mồ hôi tay chân hiệu quả.
- Nước cốt chanh: Có hàm lượng Vitamin C cao, chứa nhiều axit hữu cơ giúp kháng khuẩn, làm sạch da, loại bỏ tế bào chết, bã nhờn. Lấy nước cốt chanh xoa đều lên vùng da tay và chân nhẹ nhàng, để nguyên từ 15 - 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Kiên trì làm đều đặn 2 lần/ngày sẽ thấy lượng mồ hôi tiết ra ít dần, hơn nữa còn khử được mùi cơ thể hiệu quả.
Theo Đông Y
Việc sử dụng Thuốc Tây quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh. Các bài thuốc dân gian có dược tính thấp nên khó điều trị dứt điểm chứng đổ mồ hôi tay. Người bệnh thường ưu tiên sử dụng các vị thuốc Đông Y vừa an toàn lại lành tính, kết hợp các bài thuốc dân gian giúp nhanh chóng điều trị bệnh dứt điểm.
Bạn có thể tham khảo Thuốc rắn số 07 FUNG XIN WAN của Viện nghiên cứu Rắn độc Hoàng Gia Thái Lan, được mệnh danh là “cứu tinh” cho người bệnh phong thấp.
Phong thấp hoàn Fung Xin Wan (Thuốc rắn số 7 Thái Lan) được chiết xuất từ máu rắn kết hợp với 20 loại thảo dược cao cấp của đất nước Thái Lan, kết hợp đầy đủ các nhóm thuốc hành khí, hoạt huyết lưu thông máu và bồi bổ can - thận, giúp điều trị bệnh về xương khớp như: gai cột sống, vôi hóa cột sống, đau dây thần kinh toạ, giải phong, giải hàn, đánh tan máu bầm,… đặc biệt là bệnh phong thấp một cách hiệu quả.
Cách dùng Thuốc rắn số 7:
- Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần có thể uống 1 - 2 viên, sau bữa ăn sáng và tối. Nên uống với nhiều nước ấm.
- Tránh: Nước trà đậm, củ cải trắng, măng tre.
- Lưu ý: Khách hàng nên sử dụng theo liều và duy trì đến khi bệnh dứt hẵn. Theo tâm lý, khi thấy triệu chứng giảm là ngừng thuốc, điều này khiến bệnh tái phát.
Ngoài ra, tùy theo cơ địa mỗi người mà thuốc có tác dụng nhanh hay chậm khác nhau.
Tham khảo chi tiết tại: THUỐC RẮN THÁI LAN SỐ 7 FUNG XIN WAN
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp các thắc mắc về bệnh phong thấp tay từ hangthaichinhhang.net. Mọi vấn đề liên quan, bạn có thể liên hệ ngay theo số điện thoại 0367.398.006 để được tư vấn nhanh nhất nhé!