Giải đáp: Bà bầu ngửi dầu gió có sao không?
Dầu gió là gì?
Dầu gió là một loại dược phẩm được bào chế từ các tinh dầu thảo dược có tác dụng làm ấm, giảm đau và hỗ trợ lưu thông khí huyết. Theo Đông y, dầu gió giúp chống lại các tác nhân phong (gió), hàn (lạnh) và thấp (ẩm), từ đó hỗ trợ giảm các triệu chứng như trúng gió, đau đầu, sổ mũi, đau bụng, đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh,...
Thành phần của dầu gió
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại dầu gió khác nhau, được phân biệt dựa trên thành phần, tỷ lệ pha chế và các dược liệu đi kèm.
Theo các nghiên cứu, thành phần chính của dầu gió là tinh dầu thiên nhiên, phổ biến nhất là tinh dầu bạc hà. Trong tinh dầu bạc hà, hai hoạt chất quan trọng thường gặp là menthol và methyl salicylate.
Bên cạnh đó, tùy theo công thức của từng nhà sản xuất, dầu gió có thể chứa thêm các thành phần khác như quế, khuynh diệp, tràm, long não, thông, hương nhu, camphor và cineol.
Bà bầu ngửi dầu gió có sao không?
Theo các chuyên gia y tế, dầu gió chứa các thành phần như long não và bạc hà, có thể thẩm thấu qua da, đi vào cơ thể mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi. Khi ngửi dầu gió, mẹ bầu có thể cảm thấy dễ chịu tức thời nhưng nếu hít thường xuyên hoặc với lượng lớn, các hoạt chất này có thể gây kích thích hệ thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và thậm chí gây nguy cơ co thắt tử cung. Cụ thể:
- Long não trong dầu gió khi hấp thụ vào cơ thể có thể gây co thắt tử cung, làm rối loạn hệ thần kinh trung ương, thậm chí làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi hoặc thai chết lưu.
- Tinh dầu bạc hà có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây khó thở, nguy cơ ngừng tim hoặc ngừng thở ở mẹ bầu.
- Một số loại dầu gió còn chứa methyl salicylat – hoạt chất có thể làm khô mũi, giảm tiết dịch nhầy, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Ngoài ra, nếu sử dụng dầu gió quá mức, mẹ bầu có thể đối mặt với tình trạng ngộ độc, với các triệu chứng như bỏng miệng, buồn nôn, nôn mửa, khó thở, co giật và thậm chí hôn mê. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này phụ thuộc vào lượng dầu gió đã sử dụng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu gió trong thai kỳ để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé
Bà bầu sử dụng dầu gió sao cho đúng
Việc dùng dầu gió trong thai kỳ không được khuyến khích, vì vậy mẹ bầu nên hạn chế tối đa để tránh những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, trong trường hợp thật sự cần thiết, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc an toàn sau đây để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Chỉ sử dụng dầu gió để thoa ngoài da, tuyệt đối không được uống hoặc hít trực tiếp, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc.
- Không bôi dầu gió lên vết thương hở để tránh kích ứng và ảnh hưởng đến quá trình lành da.
- Khi xông hơi hoặc ngâm mình, chỉ nên pha loãng tối đa 5ml dầu gió vào chậu nước để đảm bảo an toàn.
- Nếu muốn làm ấm quần áo, mẹ chỉ nên dùng 1 - 2 giọt dầu gió, tránh sử dụng quá nhiều.
- Không dùng dầu gió nếu mẹ bầu bị suy nhược cơ thể, táo bón hoặc tăng huyết áp, vì có thể gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe.
- Lựa chọn dầu gió từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để tránh nguy cơ sử dụng sản phẩm kém chất lượng.
- Trước khi sử dụng dầu gió, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
►Xem thêm: Tác dụng của dầu gió và những lưu ý khi sử dụng
Tác dụng không mong muốn khi lạm dùng dầu gió
Mặc dù dầu gió có nhiều lợi ích nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá lạm dụng, có thể gặp phải những rủi ro sức khỏe sau:
- Kích ứng da: Methyl salicylate trong dầu gió có khả năng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức, hoạt chất này có thể gây kích ứng da, dẫn đến tình trạng nổi rộp.
- Hạ thân nhiệt: Dầu gió chứa các tinh dầu dễ bay hơi, khi thoa lên da sẽ tạo cảm giác mát lạnh và gây tê tại chỗ. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều có thể kích thích tiết mồ hôi quá mức, khiến cơ thể bị hạ thân nhiệt.
- Tổn thương hệ hô hấp: Dầu gió giúp thông mũi, làm dịu cổ họng, nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và họng, làm tổn thương hệ hô hấp.
- Ngộ độc: Dầu gió thường chứa eucalyptol và camphor – hai hoạt chất có thể gây độc nếu sử dụng không đúng cách, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dấu hiệu ngộ độc dầu gió
Nếu sau khi sử dụng dầu gió từ 5 phút - 1 tiếng, bạn gặp phải các triệu chứng sau, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất:
- Buồn nôn, nôn mửa không kiểm soát
- Khó thở, cảm giác nghẹt thở
- Cảm giác bỏng rát trong miệng
- Co giật, mất ý thức
Mức độ triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi mẹ bầu, tùy vào lượng dầu gió đã sử dụng cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại.
Bà bầu sử dụng dầu gió không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc
Mong rằng những thông tin mà Hàng Thái Chính Hãng chia sẻ ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về việc bà bầu ngửi dầu gió có sao không. Để đảm bảo an toàn, nếu mẹ bầu có ý định sử dụng dầu gió, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi dùng.