Foong Cir Tan giải pháp cho người bị bệnh Gout
Cũng như các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, béo phì, thì bệnh gout cũng ngày càng gia tăng tại các nước đang phát triển chẳng hạn như Việt Nam. Với bệnh gout, nếu chúng ta biết áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tuân theo quy chế điều trị, chúng ta có thể hoàn toàn khống chế được căn bệnh.
Nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh gout sẽ biến chuyển nặng hơn và dẫn tới nguy cơ tàn phế. Vậy rốt cuộc bệnh gout là gì? Làm cách nào để điều trị bệnh gout hiệu quả? Hãy cùng Hàng Thái Chính Hãng theo dõi bên viết sau để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout (bắt nguồn từ tiếng Pháp goutte /ɡut/) còn được gọi là thống phong, là một loại viêm khớp thường gặp ở nam giới. Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể hoạt động chức năng lọc acid uric trong máu và đào thải ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết.
Từ đó, khiến lượng acid uric trong máu ngày càng tăng, khi nồng độ quá cao sẽ hình thành các tinh thể acid uric tại các khớp xương, gây viêm và đau đớn cho bệnh nhân.
Bệnh gout là gì?
Nguyên nhân mắc bệnh gout
- Nguyên nhân nguyên phát
-Theo thống kê những trường hợp phát bệnh có hơn 95% là nam giới có độ tuổi từ 30 – 60 tuổi, vì các gen bị trục trặc thường có nhiều ở nam giới.
- Thói quen dinh dưỡng không phù hợp, ăn uống chứa nhiều purin như tôm, cua, các loại nấm, lòng đỏ trứng, thận, gan,… khiến bệnh càng biến chuyển tồi tệ hơn.
- Thói quen sinh hoạt kém, uống ít nước, lười vận động, nghiện rượu bia làm lactate trong máu tăng, khiến chức năng của thận suy yếu.
- Có nhiều trường hợp vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể phát bệnh.
- Nguyên nhân thứ phát
- Do rối loạn về cấu trúc gen (do di truyền, nhưng rất hiếm gặp), cho đến nay, giới khoa học đã xác định được 5 gen liên quan đến bệnh gout là: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn. Việc ăn uống không phù hợp không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn làm dang dở nguồn chuyển hóa tạo ra vô số các gốc tự do, chạy lang thang trong cơ thể và sẵn sàng gắn vào bất kỳ sợi gen nào đang có nguy cơ biến đổi.
- Khi chúng ta bị bệnh, thường tìm đến các tiệm thuốc tây, có một số thuốc thường chứa các hóa chất hóa học có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến bệnh gout như: thuốc lợi tiểu, thuốc kháng lao, thuốc ức chế tế bào,... có thể làm suy giảm chức năng thận và khả năng đào thải acid uric tăng khả năng mắc bệnh gout.
Người mắc bệnh gout thường có những triệu chứng gì
- Đau dữ dội vùng khớp: những triệu chứng đầu tiên thường xuyên là đau tại các khớp, đặc biệt là đau ở các ngón tay, chân cái. Những cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm, tới bất ngờ, dữ dội đi kèm với đó là tình trạng sưng tấy.
- Khó chịu kéo dài: khi cơn đau dữ dội thuyên giảm, thì cảm giác khó chịu vẫn còn đó, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
- Khớp bị viêm và sưng đỏ, sẽ đau nhiều hơn nếu chạm vào
- Khó khăn trong việc đi lại, không di chuyển được như thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
- Cơn đau từ gout sẽ tái phát thành từng đợt, nếu để lâu thì bệnh sẽ càng nặng, có thể gây ra bại liệt.
Một số triệu chứng của bệnh gout
Các giai đoạn phát triển của bệnh gout
- Giai đoạn 1: Tăng lượng acid uric trong máu, không triệu chứng
Ở giai đoạn đầu tiên thường không có triệu chứng rõ ràng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Bạn không cần điều trị ở giai đoạn này, mặc dù các tinh thể uric có thể lắng đọng tại các mô khớp gây đau nhức nhẹ tại.
Thường thì cơn đau sẽ xảy ra khi có một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một bữa ăn nhậu, tiệc tùng.
Dù không cần chữa trị, nhưng cần phải kiểm soát ngay các yếu tố gây tăng lượng acid uric để không ngăn ngừa bệnh không phát triển thành gout.
- Giai đoạn 2: Bệnh gout cấp
Giai đoạn này xảy ra khi có nhiều tinh thể muối urat lắng đọng, gây viêm cấp tính, dẫn tới sưng đỏ, nóng và đau dữ dội tại các khớp như: khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể.
Cơn đau thường tới đột ngột không báo trước. Cơn đau có thể tăng gấp đôi khi cơ thể bị vây trong tình trạng căng thẳng, uống nhiều rượu bia, cũng như thời tiết lạnh.
- Giai đoạn 3: Khoảng cách giữa các cơn gout cấp
Giai đoạn này là giai đoạn giữa các cơn đau khớp cấp. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1 – 3 năm.
Trong khoảng thời gian này, tinh thể muối urat vẫn tiếp tục lắng đọng tại các mô khớp.
Nếu tiếp tục không chữa trị, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều hơn tới khớp, làm mất khả năng vận động, những cơn đau mãn tính xuất hiện và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat đã xâm lấn vào trong mô mềm).
- Giai đoạn 4: Bệnh gout có tophi mãn tính
Đây là giai đoạn gây suy nhược nhất cho cơ thể. Các tổn thương vĩnh viễn có khả năng đã xảy ra ở khớp xương và thận.
Nếu không điều trị kịp thời, sau khoảng 10 năm bệnh nhân sẽ bị viêm khớp mãn tính và phát triển những cục tophi (tiếng anh là topus), một dạng khối u lớn do tinh thể muối urat lắng đọng tại xung quanh khớp, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, có khả năng gây biến dạng khớp hoặc có thể dẫn tới tàn phế.
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp điều trị bệnh gout sớm nhất có thể, không để tình trạng bệnh tiến triển đến giai đoạn này.
Các phương pháp điều trị bệnh gout
Điều trị nội khoa
Dùng các loại thuốc kháng viêm cho giai đoạn cơn gout cấp để tránh và giảm tình trạng viêm nhiễm. Điều trị lâu dài bằng thuốc giảm acid uric máu, cùng với đó là tuân theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tái khám thường xuyên.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi khi có biến chứng lở loét, bội nhiễm nốt tophi (nhiễm thêm một hoặc nhiều vi khuẩn, vi trùng khác trên bệnh lý nền), hoặc nốt có kích thước lớn ảnh hưởng tới khả năng vận động.
Hạ gục bệnh gout với Foong Cir Tan từ thuốc rắn Hoàng gia Thái Lan
Mặc dù gout là một căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ra rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe của bệnh nhân. Cho đến ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của y học cổ truyền cùng với các công trình nghiên cứu chất lượng, tác dụng của thuốc đông y càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội mà mọi loại bệnh đều chữa bằng thuốc tây y.
Với bệnh gout, chữa trị bằng thuốc đông y không chỉ giảm nhanh các triệu chứng đau nhức mà còn tác động đến việc cân bằng lượng acid uric trong máu. Ngoài phương pháp điều trị bệnh gout được đề cập bên trên, bạn có thể sử dụng thuốc Foong Cir Tan – được điều chế bởi công thức đặc chế có từ nhiều đời tại Thái Lan.
Thuốc rắn số 7 Foong Cir Tan có thành phần là máu rắn kết hợp với 20 loại thảo dược cao cấp, được cung cấp độc quyền bởi trung tâm nghiên cứu y học cổ truyền Hoàng Gia Thái Lan Royal Thai Herb. Có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như: phong thấp, viêm khớp, bệnh gout, thoái vị đĩa đệm, gai cột sống, thần kinh tọa.
Ngoài ra còn giúp giải phong, giải hàn, đánh tan máu bầm. Một lọ thuốc nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều công dụng. Hãy truy cập website: hangthaichinhhang.net hoặc nhấc máy gọi cho Hàng Thái Chính Hãng qua hotline: 0367.398.006 để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm cũng như những thắc mắc khác mà bạn cần giải đáp nhé.
Mua hàng trực tiếp: 512/39 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 0367.398.006
Email: hangthaichinhhang001@gmail.com
Website: hangthaichinhhang.net