Vôi Hoá Đốt Sống Lưng: 4 dấu hiệu, 3 cách điều trị hiệu quả
Vôi hóa đốt sống lưng là một bệnh lý khá đặc trưng do tình trạng lão hóa xương khớp theo thời gian. Bệnh vôi hóa cột sống có rất nhiều nét tương đồng với bệnh gai cột sống nên để có được cách điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần kịp thời theo dõi các triệu chứng, chuẩn đoán tình trạng bệnh sớm nhất có thể. Những nội dung chính sẽ được liệt kê đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Vôi hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống là tình trạng canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào các đốt sống hay các mấu gai và mấu ngang của cột sống. Từ đó quá trình vận động của người bệnh trở nên khó khăn, các dây thần kinh, mạch máu bị đè ép khiến người bệnh cảm giác đau đớn.
Vôi hóa cột sống xảy ra là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng thúc đẩy bệnh lý phát triển như viêm khớp, dây chằng bị quá tải, làm việc sai tư thế. Vôi hóa cột sống có hai dạng chủ yếu là vôi hóa cột sống cổ, vôi hóa cột sống lưng.
Gợi ý cho bạn: Thoát Vị Đĩa Đệm L4 L5: Những điều quan trọng bạn cần biết
Nguyên nhân gây vôi hóa đốt sống lưng
Bệnh nhân bị vôi hóa cột sống bởi các nguyên nhân sau:
- Tuổi tác cao: quá trình lão hoá của cơ thể khiến kết cấu của các khớp sẽ trở nên lỏng lẻo và yếu dần theo thời gian. Lúc này, các sụn sẽ không được tái tạo và rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống.
- Do sự lắng đọng calcipyrophosphat: khi lượng canxi bị tích tụ quá nhiều trong các khớp sẽ khiến cho cột sống dần bị vôi hóa. Theo thời gian, tình trạng này sẽ càng trở nên trầm trọng.
- Tình trạng thiếu máu: thiếu máu làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất đến các khớp xương. Từ đó khiến cho các khớp xương bị xốp và dần bị vôi hóa.
- Lười vận động, làm việc sai tư thế: ngồi quá lâu ở một vị trí, ít vận động hoặc làm các công việc quá nặng cũng làm tăng nguy cơ bị vôi hóa cột sống. Những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này là nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, công nhân may mặc, công nhân bê vác,…
- Tai nạn, chấn thương khi làm việc: bất kỳ tai nạn nào ảnh hưởng đến cột sống đều có thể làm tăng nguy cơ vôi hóa cột sống nếu không được điều trị đúng cách, triệt để. Đây cũng có thể được hiểu là quá trình tăng sinh tế bào xương để bù đắp vào vị trí tổn thương. Nhưng vì một bất thường nào đó khiến cho tế bào xương bị sản sinh quá mức, gây lắng tụ canxi trên dây chằng, cột sống.
- Cơ thể thừa cân, béo phì: trọng lượng cơ thể quá mức đè nén lên các khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vôi hóa cột sống. Đây là lý do vì sao những người béo phì khi “có tuổi” thường gặp các vấn đề về xương khớp hơn.
- Chế độ dinh dưỡng quá ít hoặc quá nhiều canxi: đây cũng là tác nhân gây nên căn bệnh vôi hóa cột sống.
Dấu hiệu vôi hóa cột sống lưng
Cũng như đa số các bệnh lý xương khớp khác, vôi hóa cột sống thắt lưng cũng gây ra những cơn đau nhức khó chịu cho người bệnh tại vùng xương bị vôi hóa. Cơn đau có thể ảnh hưởng cả những vùng, bộ phận khác tùy vào mức độ ảnh hưởng của tình trạng chèn ép dây thần kinh. Cụ thể những triệu chứng trên lâm sàng của bệnh này như sau:
- Xuất hiện các cơn đau tại vùng cổ, đùi, vai, hông nhân là do các gai xương gây chèn ép lên các cơ, dây thần kinh và gây nên các cơn đau dữ dội.
- Tê bì tay chân: tình trạng vôi hoá nặng làm cho tủy sống bị chèn ép. Người bệnh có thể có cảm giác tay chân bị tê rần như kiến bò hoặc tê mất cảm giác.
- Rối loạn đại, tiểu tiện: giảm hoặc mất khả năng điều khiển cơ bàng quang và ruột là ảnh hưởng rất nặng của tình trạng vôi hóa.
- Các triệu chứng khác: chóng mặt, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, ù tai, giới hạn vận động…. hoặc những triệu chứng khác chưa được đề cập đầy đủ dựa trên tình trạng bệnh lý.
Xem thêm: Cách nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối để kịp thời điều trị
Chuẩn đoán bệnh vôi hóa cột sống
Bệnh vôi hóa cột sống có rất nhiều nét tương đồng với bệnh gai cột sống. Chính vì vậy để có được cách điều trị bệnh hiệu quả, cần kịp thời theo dõi và gặp bác sĩ để có phác đồ thích hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ cần căn cứ vào triệu chứng trên lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng. Bao gồm:
- Thực hiện chụp X-quang: hình ảnh từ X-quang cho phép phát hiện những vị trí tổn thương nhỏ nhất ở các cột sống bị hẹp, hẹp lỗ liên hợp đốt sống, gai xương sống.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): ông nghệ chụp chiếu chẩn đoán bệnh tật tân tiến bậc nhất hiện nay. Hình ảnh có được sau khi chụp MRI không những chỉ ra rõ ràng dấu hiệu thoái hóa hẹp đĩa đệm, gai xương… mà còn phân tích chi tiết trạng thái và mức độ thoái hóa cột sống giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chi tiết nhất.
- Chụp CT cắt lớp: ây cũng là xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh nghi ngờ mắc thoái hóa cột sống để tìm được nguyên nhân gây ra và xác định chính xác vị trí tổn thương.
Điều trị vôi hóa cột sống
Hiện nay, trong điều trị vôi hoá cột sống thắt lưng có xu hướng tập trung khắc phục triệu chứng, làm chậm quá trình lão hóa. Để điều trị vôi hóa cột sống, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau (khi được bác sĩ chỉ định):
Điều trị bằng Thuốc
- Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau có tác dụng làm giảm tình trạng đau nhức do vôi hóa cột sống gây ra. Trong đó điển hình nhất là Paracetamol.
- Thuốc chống viêm: phổ biến nhất là Piroxicam, Meloxicam, Diclofenac…
- Thuốc làm giãn cơ: có tác dụng làm giảm sự co thắt thần kinh và co thắt cơ, phổ biến thường là Metaxalone, Mydocalm…
- Thuốc có tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa: Piascledine, Glucosamine sulfate, chondroitin sulphate, thuốc ức chế IL1…
- Thuốc trị vôi hóa cột sống hiệu quả theo liệu trình: Thuốc Rắn số 7 Fung Xin Wan (Thái Lan)
Vật lý trị liệu
Điều trị vôi hóa cột sống bằng phương pháp vật lý trị liệu được đánh giá khá an toàn và hiệu quả. Một số liệu pháp vật lý trị liệu bạn có thể áp dụng như: xoa bóp, bấm huyệt, kéo giãn cột sống, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập cơ dựng lưng,… có tác dụng tăng cường tuần hoàn và lưu thông máu hiệu quả, đồng thời còn ngăn chặn được các biến chứng như teo cơ, liệt chi hiệu quả.
Phẫu thuật chữa vôi hóa cột sống
Trong trường hợp vôi hóa cột sống đã chuyển nặng và không thể điều trị khỏi bằng các phương pháp trị liệu thông thường, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Mổ nội soi và Mổ hở là hai phương pháp phẫu thuật điều trị vôi hóa cột sống được sử dụng nhiều nhất.
Xem thêm: Bệnh Gout: Cần điều trị đúng cách, đúng thuốc
Phương pháp phòng ngừa vôi hoá cột sống thắt lưng
Mỗi chúng ta đều có thể chủ động phòng tránh sớm bệnh vôi hoá cột sống thắt lưng và các bệnh liên quan đến xương khớp. Các bác sĩ và chuyên gia khuyến cáo chúng ta nên thay đổi tư thế khi ngồi thường xuyên, tập vận động các khớp, tránh ngồi một chỗ quá lâu, tránh đứng nhiều, đứng lâu, mang vác nặng.
Trong trường hợp bạn phải ngồi nhiều có thể tận dụng giờ giải lao để thực hiện các bài tập thể dục nhẹ từ 5-10 phút sẽ giúp thư giãn rất tốt cho cột sống cổ và thắt lưng.
Đồng thời, tập luyện cũng rất cần thiết nhằm giúp các cơ khớp tăng sức bền và hoạt động tốt hơn, kể cả những người đã bị thoái hóa cột sống. Người dưới 40 tuổi hoặc bị thoái hóa cột sống nhẹ có thể chơi những môn thể thao như đi bộ, thể dục dưỡng sinh, bơi lội.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, sữa để cung cấp vitamin và canxi, tránh bia, rượu, thuốc lá, tránh thức khuya cũng góp phần giúp phòng ngừa căn bệnh này.
Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng về căn bệnh vôi hoá cột sống, vôi hoá đốt sống lưng. Với mỗi phương pháp điều trị sẽ phù hợp với từng tình trạng bệnh khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn cần thường xuyên theo dõi, thăm khám định kỳ để phát hiện các vấn đề về xương khớp càng sớm càng tốt, từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời.
Mọi thắc mắc, bạn có thể liên hệ với hangthaichinhhang.net theo số điện thoại: 0367.398.006 để được tư vấn nhanh nhất nhé!
Tham khảo ngay Thuốc Rắn Thái Lan số 7 Fung Xin Wan – hỗ trợ điều trị HIỆU QUẢ bệnh vôi hoá cột sống theo liệu trình.