Gãy Xương: Những lưu ý không thể bỏ qua
Gãy xương bao lâu thì lành? Đây là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân và người thân luôn quan tâm. Thời gian phục hồi của mỗi bệnh nhân là khác nhau, ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học nhằm tăng cường sức khoẻ, bổ sung dưỡng chất cần thiết giúp xương bị gãy nhanh chóng liền hơn.
Vậy khi bị gãy xương cần chăm sóc điều trị ra sao? Người bị gãy xương ăn gì cho mau lành và ngược lại nên kiêng ăn gì? Hãy để Hàng Thái Chính Hãng giúp bạn giải đáp nhé!
Phương pháp điều trị gãy xương
Gãy xương là vấn đề nan giải nhưng lại xảy ra khá phổ biến. Do nhiều nguyên do dẫn đến va chạm mạnh, té ngã khiến xương bị gãy, gây tổn thương cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Khi bị gãy xương, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được điều trị và theo dõi tình trạng bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc điều trị sẽ được chỉ định dựa theo nguyên tắc: Đưa các mảnh xương vỡ về đúng vị trí và giữ cho xương không di lệch ra khỏi chỗ cho đến khi lành.
Nhiều người lầm tưởng khi gãy xương sẽ phải bó bột chân, nên khi thấy bác sĩ không cho bó bột luôn lo lắng liệu gãy xương không bó bột có sao không? Thật ra, không phải trường hợp nào cũng cần bó bột, tùy vào vị trí và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau, có thể là bó bột hoặc phẫu thuật.
Bó bột cố định, nẹp cố định: Giúp cho xương gãy ở vị trí thích hợp để vết thương tự lành.
Phẫu thuật: tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị gãy xương.
Những lưu ý khi chăm sóc phục hồi sau điều trị gãy xương
Để việc điều trị đạt kết quả tốt, người bệnh cần tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, không được tự ý vận động mà không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Dù được điều trị bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc và phục hồi khoa học để giúp xương nhanh chóng liền lại.
Cách chăm sóc cho bệnh nhân khi bó bột
Đối với bệnh nhân bị gãy xương và điều trị bằng phương pháp bó bột thì cần lưu ý một số vấn đề sau để quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa:
Sau khi bó bột, nên kê cao phần đang bó bột trong khoảng 72 giờ để giúp máu tuần hoàn về tim được dễ dàng cũng như tránh phù nề.
Theo dõi quan sát, nếu cảm thấy chật chội, căng tức ở phần đang bó bột, sưng nề, tê, lạnh hoặc tím các đầu chi thì cần thông báo cho bác sĩ để nới bột kịp thời, tránh tình trạng chèn ép gây hoạt tử sẽ rất nguy hiểm.
Luôn giữ cho lớp bột sạch sẽ và khô ráo nhất là khi vệ sinh hay tắm rửa, nếu bột bị thấm nước hoặc ẩm có thể gây mùi hôi, hỏng bột từ đó khiến người ngứa ngáy, kích ứng da. (Mẹo nhỏ cho bệnh nhân hãy hoặc bọc lớp bột bằng túi nhựa trước khi tắm, hoặc có thể dùng đai treo bó bột làm từ nhựa, mua tại một số cửa hàng vật liệu y tế hoặc nhà thuốc).
Tập vận động cơ, gồng cơ đúng cách và thường xuyên để tránh rối loạn dinh dưỡng, teo cơ và máu khó tuần hoàn khiến xương chậm lành. Cố gắng vận động các phần cơ thể không bó bột để giúp lưu thông máu, tránh bị cứng khớp.
Khi bị ngứa không được cào gãi vùng da đang bó bột hay dùng các vật dụng như que chọc vào, cũng như không sử dụng các sản phẩm bôi thoa trên lớp da đang bó bột, kể cả bột phấn trẻ em nhằm tránh gây dị ứng hay tổn thương da thậm chí nhiễm trùng.
Chú ý màu sắc da quanh mép bột, nếu thấy bị trầy xước, tấy đỏ thì cần tái khám ngay.
Không tự ý cắt xén hay tháo bột tại nhà.
Thăm khám thường xuyên đúng lịch hẹn của bác sĩ.
Cách chăm sóc cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật mổ xương
Sau khi phẫu thuật chỉnh xương, bệnh nhân cần lưu ý:
Trong vòng 24 giờ đầu sau mổ gãy xương thì người bệnh cần được theo dõi thường xuyên nếu có vấn đề gì sau hậu phẫu thì kịp thời xử lý ngay. Nếu xuất hiện tình trạng tai biến của gây mê, phẫu thuật hay bị chảy máu vết mổ thì cần ép băng cầm máu và báo ngay cho bác sĩ.
Trường hợp vết mổ tiến triển tốt thì bệnh nhân có thể được cắt chỉ sau 7 ngày.
Hạn chế những thức ăn hay đồ uống nhiều đường và tuyệt đối không được uống nước đá lạnh. Bổ sung dinh dưỡng đặc biệt là Canxi, nhưng do người bệnh nằm trên giường sau mổ, ít vận động vì vậy cần cho người bệnh uống nhiều nước tránh tạo sỏi niệu hay táo bón.
Bệnh nhân nên kê cao chi bị tổn thương để giúp giảm bớt sự ứ máu tĩnh mạch gây sưng phù.
Phương pháp phục hồi sau gãy xương
Các bài tập vật lý trị liệu, vận động có vai trò quan trọng không kém gì thuốc trong việc hồi phục xương. Vận động giúp khí huyết lưu thông, máu được tuần hoàn đều giúp giảm đau nhức, giảm sưng và vết thương mau lành hơn.
Tập cử động khớp: Khớp bị bất động quá lâu khiến cơ bị co ngắn tại, bao khớp bị co rút, bao hoạt dịch tăng sản mỡ, sụn bị mỏng đi từ đó khiến cơ khớp bị cương cứng. Bệnh nhân cần tập cử động để các khớp được mềm mại hơn. Người bệnh có thể tập vận động khớp từ ngày thứ 3 sau mổ hoặc sau bó bột. Mỗi ngày tầm mỗi lần tập 10 - 15 phút, ngày 4 - 6 lần.
Tập duy trì sức cơ: Bệnh nhân tập tăng sức căng của cơ hay còn gọi gồng cơ, co cơ.
Tập đi: Khi được sự cho phép từ bác sĩ thì người bệnh có thể dùng nạng gỗ để tập đi khi xương chưa liền. Đến giai đoạn tiếp theo, bệnh nhân có thể dùng gậy chống nếu xương đã gần liền vững. Người bệnh chú ý phải tập chống gậy bên chân lành, khi tập đi bước chân lành ra trước để sức nặng sẽ đồng thời tác động lên gậy chống và chân đau, tránh gây ảnh hưởng quá nhiều tới chân đau.
Tập sinh hoạt thông thường: Một số động tác trong sinh hoạt hàng ngày như lên xuống cầu thang, tập ngồi xổm đứng lên,… có thể giúp người bệnh gãy xương phục hồi nhanh hơn.
Massage: Có thể massage ở ổ gãy xương liền khớp giúp máu tuần hoàn tốt hơn. Lưu ý, chỉ xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay, không dùng các loại dầu cao, cồn hoặc thuốc xoa bóp để xoa vào các khớp vì như vậy dễ làm xơ cứng khớp và vôi hóa cạnh khớp.
Chế độ dinh dưỡng cho người gãy xương
Bên cạnh việc tập luyện phía trên, người bệnh cũng cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp vết thương phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà người bệnh gãy xương nên đặc biệt bổ sung:
Thực phẩm nhiều canxi: Đây là nhóm dinh dưỡng quan trọng nhất cho người gãy xương. Trong bữa ăn, người bệnh có thể bổ sung các loại rau củ như rau chân vịt, măng tây, củ cải xanh, cải cúc, cải xoăn, bông cải xanh, hạt mè, rong biển, hạnh nhân hay cá hộp, sữa đậu nành, sữa không béo, sữa chua,…
Thực phẩm nhiều magie như: Thịt, hạt kê, sữa, đậu tương, bơ, mủ trôm, cá thu, lạc, rau ngót, chuối, cá chép, cá mú, rau mùng tơi, cải xanh, khoai lang...
Thực phẩm nhiều kẽm: Kẽm giúp vitamin D hoạt động hiệu quả và cơ thể hấp thụ Canxi tốt hơn. Người bệnh nên ăn hải sản, cá biển, ngũ cốc, trứng, khoai tây, cà rốt, bột thô, hạt hướng dương, hạt bí tiểu mạch, hàu, trai, lạc, đào, bánh mì…để bổ sung kẽm.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin: đặc biệt là Vitamin B để tăng cường sức đề kháng, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất và cơ thể mau chóng hồi phục các tổn thương xương.
>> Tham khảo ngay: Sữa Ong Chúa nguồn thực phẩm tuyệt vời cho cơ thể với hàm lượng vitamin B cao.
Để vết thương chóng phục hồi, người gãy xương cần tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích; Tránh xa đồ ngọt, hạn chế các món chiên xào hay dầu mỡ nhiều cũng như các loại nước trà quá đặc vì nó không tốt cho sự phát triển của xương khớp.
Phía trên là toàn bộ các thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và phục hồi sau khi bị gãy xương. Bên cạnh, các nhóm thực phẩm kể trên bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại dược phẩm đặc biệt hỗ trợ cho xương giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn. Một trong những chế phẩm “ Mạnh Gân Cốt” phải kể đến là Cao Hổ Cốt, được mệnh danh là thần dược bảo vệ cơ thể đặc biệt là xương khớp.
Bạn có thể mua ngay Cao hổ cốt & Cao hổ cốt hộp nhỏ được PHÂN PHỐI TRỰC TIẾP TỪ THÁI LAN bởi Hàng Thái Chính Hãng.