Đau Khớp Bả Vai - Chữa trị như thế nào?
Đau khớp bả vai luôn là vấn đề khó chịu của rất nhiều người từ muôn đời nay. Khớp vai là bộ phận có phạm vi chuyển động rộng và linh hoạt, có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận khác, giúp cơ thể quay trước quay sau đồng thời điều chỉnh cử động của hai cánh tay theo vòng tròn và lên xuống nhịp nhàng.
Do hoạt động linh hoạt nên đau khớp vai và cánh tay thường xảy ra hơn những khớp khác. Vậy để tránh tổn thương khớp vai, chúng ta cần làm gì? Cùng Hàng Thái Chính Hãng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Tổng quan về khớp vai
Vai được biết đến là bộ phận chuyển động rất rộng và linh hoạt. Các khớp vai có cấu trúc phức tạp, biên độ vận động lớn, được miêu tả giống như một chiếc bóng đèn lắp vào chuôi (đuôi) với:
- Ba xương chính: Xương đòn (xương quai xanh), xương bả vai và chỏm xương cánh tay.
- Hai khớp chính: Khớp cùng đòn và khớp ổ chảo
- Bốn gân bọc khung xương: Các gân, dây chằng liên kết cơ và xương giúp khớp vai ổn định. Cử động ở khớp vai diễn ra trơn tru, nhẹ nhàng.
Đau khớp vai cánh tay do đâu?
Khớp bả vai tham gia vào hầu hết các vận động của cơ thể, việc khớp vai bị tổn thương rất dễ xảy ra. Bạn có thể bị đau khớp 2 vai hoặc sưng vai sau khi làm việc, chơi thể thao hay chỉ bởi lặp đi lặp lại một động tác nào đó hoặc thậm chí bạn cũng có thể bị đau khớp vai khi ngủ dậy do tư thế sai.
Đau khớp bả vai là hệ quả của việc căng cơ hay chấn thương vật lý tác động trực tiếp lên xương bả vai. Nếu cơn đau diễn ra một cách thường xuyên, dai dẳng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp một số vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
- Sức khoẻ của xương khớp không tốt luôn là nguyên nhân hàng đầu khiến các cơn đau phát sinh. Nổi bật là các vấn đề sau:
+ Thoái hóa khớp: Khi lớp sụn bảo vệ các đầu xương khớp vai bị mòn hoặc rách, việc ma sát giữa các đầu xương diễn ra nhiều hơn do phần đệm đỡ bị hạn chế. Toàn bộ vùng vai có thể bị đau gây ảnh hưởng đến các hoạt động ở tay, vai, cổ.
+ Viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp vai.
+ Sang chấn khớp vai, chẳng hạn như gãy xương, trật khớp vai, rách gân, giãn dây chằng,…
+ Loãng xương.
+ Cong vẹo cột sống, viêm cột sống dính khớp.
+ Hẹp ống sống.
+ Đau cơ xơ hóa.
+ Trượt đĩa đệm.
- Trong một số trường hợp, đau xương bả vai có thể bắt nguồn từ những tình trạng bệnh lý khác như:
+ Loét dạ dày.
+ Viêm tụy.
+ Các bệnh về gan và túi mật.
+ Các bệnh về phổi như ung thư phổi, thuyên tắc phổi, vỡ phổi.
+ Biến chứng sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
Chẩn đoán bệnh lý đau khớp bả vai
Đau khớp vai đến từ nhiều yếu tố, nếu thấy đau khớp vai kêu lục cục diễn ra thường xuyên, dai dẳng có dấu hiệu ngày càng trở nặng. Bệnh nhân cần được thăm khám bởi các Bác sĩ chuyên khoa để chuẩn đoán và xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó kịp thời có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Theo thường lệ, các bác sĩ sẽ kiểm tra thể chất và tìm hiểu bệnh lí nền của bệnh nhân từ đó nắm bắt một số thông tin quan trọng, phản ánh được triệu chứng và mức độ đau nhức ở vai.
Nếu có dấu hiệu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành một số phương pháp chuẩn đoán tác động trực tiếp vào bên trong khớp để xác định nguyên nhân như:
- Chẩn đoán bằng hình ảnh X-quang và MRI: Thông qua các chi tiết cấu trúc xương khớp, tình trạng phần mềm như dây chằng, gân, bao hoạt dịch,… bác sĩ có thể biết được cơn đau vai có phải đến từ những tổn thương hay những bất thường của cơ xương khớp hay không.
- Xét nghiệm máu hoặc sinh thiết dịch khớp: Những thay đổi về đặc tính sinh hóa của máu hay dịch khớp có thể bị nhiễm khuẩn gây ra tình trạng sưng viêm và đau nhức.
>> Xem thêm: Bệnh Phong Thấp Tay Ra Mồ Hôi: 3 Cách điều trị theo Tây y và Đông y
Phương pháp điều trị đau khớp bả vai
Điều trị đau khớp vai bằng phương pháp nào? Đau khớp vai nên uống thuốc gì? Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý của mỗi người. Một số phương pháp giảm đau vai và khắc phục các vấn đề ở khớp vai được áp dụng theo mức độ từ nhẹ đến nặng, bạn có thể tham khảo:
- Nghỉ ngơi kết hợp chườm đá lạnh: Việc chườm lạnh bằng túi đá hoặc cho đá lạnh vào khăn bông mềm trong khoảng 15-20 phút/ 1 lần, giúp giảm đau hiệu quả. Tốt nhất nên thực hiện 3-4 lần/ ngày.
- Dùng thuốc giảm đau: Trong trường hợp xuất hiện sưng viêm, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau chống viêm không Steroid hoặc thuốc có chứa Corticosteroid. Thậm chí, khi có dấu hiệu trở nặng, cơn đau kéo dài dữ dội bác sĩ sẽ tiêm Corticosteroid trực tiếp vào khớp để giảm đau nhanh.
- Vật lý trị liệu: Đây là liệu pháp vừa giúp giảm đau vừa duy trì sự linh hoạt của các khớp. Tuy nhiên, các bài tập tăng cường sức mạnh và độ bền của cơ bắp này cũng như cường độ luyện tập phải do bác sĩ chỉ định. Tránh tự ý luyện tập dẫn đến chấn thương không mong muốn.
- Phẫu thuật: Đây là phương án dành cho những bệnh nhân bị đau vai do chấn thương xương khớp, dây chằng, gân một cách nghiêm trọng, không thể điều trị bằng các giải pháp kể trên. Bác sĩ buộc phải áp dụng một số kỹ thuật giải phẫu để cắt chỉnh xương và mô ở đỉnh vai hoặc sửa chữa và hàn gắn dây chằng, sợi gân bị bong rách,… Lưu ý, với bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm xương khớp và thoái hóa khớp nặng, bác sĩ sẽ chỉ định thay thế sụn khớp nhân tạo để đảm bảo chức năng vận động của vai.
Để phòng tránh hay điều trị có hiệu quả chứng bệnh đau khớp bả vai, bạn nên bổ sung thêm những dưỡng chất thiên nhiên chuyên biệt dành cho xương khớp đặc biệt là collagen giúp thúc đẩy sản xuất các chất căn bản cho xương khớp, tái tạo bao sơ, sụn khớp.
Một trong những chế phẩm “mạnh” gân cốt nổi trội đó là Cao Cốt Hổ. Theo y học cổ truyền, đây được xem là thần dược bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
Tham khảo ngay tại: CAO HỔ CỐT HOÀNG GIA THÁI LAN
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng bệnh đau khớp bả vai, nắm được cách phòng tránh và cải thiện được bệnh cho bản thân và gia đình. Hãy đi khám ngay nếu bạn thấy dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng không mong muốn.