Cứng Khớp Ngón Tay: Mối nguy tiềm ẩn!
Cứng khớp ngón tay là tình trạng thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh thường gây nên các cơn đau ê ẩm, kéo dài và khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Từ đó mà công việc, cuộc sống cũng bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cứng khớp ngón tay là gì? Cách chữa trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Cứng khớp ngón tay là triệu chứng gì?
Tê cứng khớp ngón tay là một trong những triệu chứng không thể xem nhẹ, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hoá khớp. Thông thường, tình trạng cứng khớp thường xuất hiện ở các khớp tay, ngón tay và có thể lan rộng tới chân.
Vị trí bị thoái hóa khớp ngón tay cũng thường xuất hiện ở bên tay thuận, tay vận động nhiều hơn. Nếu bệnh nhân thuận tay phải thì thường gặp tình trạng thoái hóa khớp ở các ngón cái, ngón trỏ,… nhiều hơn các ngón tay khác. Với những triệu chứng cụ thể sau:
Tê bì tại các khớp ngón tay, cảm giác như kiến bò tại các khớp.
Khó khăn khi cử động các khớp ngón tay và cầm nắm đồ vật.
Cảm thấy đau nhức nhiều các khớp ngón tay, đặc biệt là khi ngâm nước nhiều hoặc khi thời tiết chuyển lạnh.
Khi bệnh vào giai đoạn nặng, các khớp ngón tay sẽ sưng to, cấu trúc xương ngón tay và bàn tay có nhiều điểm bất thường, co quắp lại, biến dạng.
Các cơn đau nhức thường xuất hiện hằng ngày với tần suất liên tục trong thời gian dài, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các dấu hiệu của cứng khớp ngón tay sẽ ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng phá rỉ khớp, cơ khớp sưng nhức thường xuyên. Nếu không được điều trị kịp thời, lâu dài bệnh trở nặng khiến cơ bàn tay bị teo nhỏ, ngón tay biến dạng, co quắp và gây khó khăn cho bệnh nhân khi sinh hoạt.
Cứng khớp ngón tay, nguyên nhân từ đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tê cứng khớp ngón tay, sớm “bắt mạch” được bệnh sẽ giúp người bệnh có hướng cải thiện kịp thời và đạt hiểu quả.
Tuổi tác: Theo quá trình lão hoá tự nhiên của con người, tình trạng thoái hóa các khớp sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, do lượng máu đem đi nuôi dưỡng các sụn khớp bị sụt giảm dần. Từ đó, quá trình hoạt động của ngón tay bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
Do chấn thương: Những chấn thương ở bàn tay do té ngã khi chơi thể thao, tai nạn lao động,…cũng là tác nhân gây nên tình trạng cứng khớp ngón tay. tai nạn này có thể làm gãy xương, trật khớp hoặc gây tổn thương đến cơ hay sụn khớp và xương dưới sụn, từ đó gây đau nhức. Bạn cũng có thể bị cứng khớp ngón tay sau phẫu thuật hoặc tê cứng khớp ngón tay sau bó bột như là một hệ quả để lại sau tai nạn.
Do bệnh viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý cơ xương khớp mạn tính hàng đầu, gây ra tình trạng sưng cứng các khớp, trong đó khớp ngón tay là dễ nhận biết nhất. Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng với hơn 30 phút đi kèm với triệu chứng sưng, đau, đỏ nóng quanh các khớp. Nếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến biến dạng khớp, ngón tay bị sưng phồng, cong quặp, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày.
Thoái hoá khớp: Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi (70% người trên 65 tuổi), 5% ở người thừa cân béo phì. Đặc biệt là nữ giới, vì thường xuyên làm công việc tay chân, bếp núc, nhà cửa, đôi tay lại càng chịu nhiều áp lực hơn cả. Khi các mô dịch khớp, sụn khớp bị thoái hóa sẽ hình thành những chồi xương làm chèn ép dây thần kinh và gây ra các cơn đau ở khớp ngón tay.
Viêm bao hoạt dịch: Viêm bao hoạt dịch xảy ra khi phần lớp vỏ ở vùng xung quanh các gân bị thương tổn do viêm. Từ đó, các gân sẽ không thể di chuyển được một cách bình thường. Không chỉ vậy, những bệnh nhân bị ngón tay cò súng sẽ rất có khả năng bị đau tại các khớp nối.
Bệnh co thắt Dupuytren: Bệnh biểu hiện bằng các nốt sần, cục u và bướu nhỏ nằm ở sâu dưới da của lòng bàn tay và ngón tay, khiến các ngón tay bị “mắc kẹt”. Từ đó, các ngón tay trở nên khó cử động. Ngón tay út và ngón áp út là nơi mà bệnh dễ xảy ra nhất, khiến các khớp có chiều dài ngắn hơn bình thường và không thẳng hàng.
Bệnh Lupus ban đỏ: Đây là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tự sản xuất kháng thể tự tấn công vào các cơ quan trong cơ thể, làm viêm mô liên kết, gây ra tình trạng tê cứng và sưng viêm ở các khớp ngón tay. Lupus còn gây ra hiện tượng Raynaud (tình trạng mạch máu bị co thắt khiến ngón tay, ngón chân, tai và mũi bị đau và tím tái).
Bệnh Gout: Do hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng viêm khớp. Bệnh có đặc trưng là những cơn đau đột ngột, sưng tấy ở các khớp đặc biệt các khớp ngón chân,..
Ung thư xương: Tuy hiếm gặp nhưng ung thư xương cũng được liệt kê là một trong những tác nhân gây nên tình trạng cứng khớp ngón tay, dẫn tới sưng, viêm, đau nhức xương khớp,…
Điều trị cứng khớp ngón tay như thế nào?
Đối với tình trạng cứng khớp ngón tay ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để cải thiện tình trạng co cứng, đau nhức khớp bằng cách:
Chườm nóng/lạnh: Bạn lấy một chiếc khăn hoặc một túi lạnh để chườm lên tay trong khoảng thời gian từ 15 đến 20 phút, giúp thuyên giảm tình trạng viêm, sưng, tê bì, đau nhức các khớp ngón tay.
Xoa bóp: Bạn có thể dùng tinh dầu để xoa bóp lên các bàn tay, ngón tay để các khớp khu vực ngón tay được co duỗi nhịp nhàng và linh hoạt hơn. Bạn cần thực hiện việc xoa bóp thường xuyên và đều đặn vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. (Tham khảo ngay: Dầu gió Thảo dược nhân sâm Thái Lan)
Nghỉ ngơi: Bạn nên nghỉ ngơi và hạn chế làm việc, vận động trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày để các sụn khớp, mô mềm, dây chằng được phục hồi trở lại.
Sử dụng nẹp để định vị vị trí của xương và các khớp ở đúng vị trí.
Việc điều trị cứng khớp ngón tay phần lớn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh, để điều trị dứt điểm người bệnh cần:
Hạn chế gây áp lực lên ngón tay: Thường xuyên sử dụng tay để cầm nắm, mang, xách vật nặng, cũng như bẻ ngón tay sẽ tạo áp lực lên các khớp ngón tay. Vì vậy, hạn chế những việc này sẽ làm giảm ảnh hưởng đến khớp.
Tập vật lý trị liệu: Một số bài tập vật lý trị liệu được thực hiện có thể giúp khắc phục chứng tê cứng khớp ngón tay. Tác dụng của những bài tập này là giúp lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp, từ đó giúp giảm viêm, sưng. Để nâng cao hiệu quả của bài tập này cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung dưỡng chất dành cho khớp.
Tái tạo sụn khớp: Có thể sử dụng thuốc để tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn thay vì dùng thuốc giảm đau mỗi khi bị đau cứng khớp ngón tay. Người bệnh cần lưu ý, việc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ có tác dụng tạm thời. Lạm dụng thuốc còn gây tác dụng phụ cho gan, thận, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong. Tái tạo sụn khớp là phương pháp có tác dụng trong thời gian dài khi xương khớp lấy lại sụn và khỏe mạnh hơn.
Bạn có thể tham khảo THUỐC KHỚP NOXA 20 THÁI LAN có tác dụng cung cấp các dưỡng chất giúp tái tạo xương sụn.
Noxa 20 có thành phần chính là Piroxicam với liều lượng lên đến 20 mg, đây hoạt chất có khả năng ức chế một số enzym gây nên tình trạng viêm khớp trong cơ thể. Có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống, bệnh gout (gút), các bệnh lý liên quan đến cột sống, chống và loại bỏ viêm, phù, giảm đau,... đặc biệt là chứng tê cứng khớp ngón tay.
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, gặp phải các bệnh lý như ngón tay cò súng, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật. Do đó, lời khuyên chân thành cho các bạn, khi bắt gặp triệu chứng cơ cứng khớp ngón tay, hãy lập tức đến thăm khám ngay với bác sĩ để được chuẩn đoán chính xác, từ đó biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời nhé
Mọi thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với Hangthaichinhhang.net qua số hotline 0367.398.006 để được giải đáp nhanh nhất nhé!