Bật mí 5 lời khuyên tốt nhất của chuyên gia cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) người bị thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Vậy thoát vị đĩa đệm là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách chữa và những lưu ý quan trọng khi điều trị như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Hàng Thái Chính Hãng.
Khái quát về thoát vị đĩa đệm
Hiểu một cách đơn giản, đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống với cấu tạo bao gồm nhân nhầy và bao xơ có nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương hoạt động linh hoạt mà không bị cọ xát vào nhau. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí, xuyên qua dây chằng và chèn ép các rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì. Bệnh có thể xảy ra ở 2 vị trí là thắt lưng và cổ nhưng thắt lưng là nơi có tỷ lệ mắc cao hơn cả.
Biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
Ở giai đoạn đầu, thoát vị đĩa đệm không có biểu hiện rõ ràng. Người bệnh chỉ có thể biết được tình trạng bệnh của mình khi đi khám tổng quát hoặc khi bệnh bắt đầu chuyển nặng với những triệu chứng như:
- Đau nhức xương khớp: Cảm nhận rõ những cơn đau đột ngột ở vùng thắt lưng, cổ, vai, gáy sau đó vùng đau có xu hướng lan ra khu vực chân, tay. Có thể đau âm ỉ vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc đau dữ dội khi vận động, đi lại và có dấu hiệu thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Tê bì tay chân: Nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng thắt lưng, vùng cổ sau đó dần dần phát triển xuống mông, đùi, bẹn chân và gót chân. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, rối loạn phản xạ nóng - lạnh, cảm thấy như bị kiến bò trong người...
Tê bì là tình trạng rối loạn cảm giác, đi kèm cảm giác đau nhói bất thường như kim châm
- Yếu cơ, bại liệt: Xảy ra trong giai đoạn bệnh chuyển nặng khiến người bệnh di chuyển khó khăn, hạn chế vận động. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài khiến các cơ bị liệt, bị teo và sinh hoạt hàng ngày có thể phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
- Són tiểu hoặc bí tiểu.
- Mất cảm giác tại vùng yên ngựa trên cơ thể như phía sau chân, bắp đùi trong, vùng xung quanh khu vực hậu môn.
Thoát vị đĩa đệm xảy ra do đâu?
Việc xác định chính xác nguồn cơn của bệnh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị và giảm bớt được những cơn đau kinh hoàng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính của bệnh như là:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì hệ thống xương khớp (đặc biệt là đĩa đệm) càng bị thoái hóa, hoạt động kém hiệu quả và dễ bị tổn thương.
- Đặc thù công việc: Dân văn phòng, người làm việc nặng, làm việc trong điều kiện môi trường xấu… phải ngồi lâu, ngồi nhiều, cột sống chịu nhiều tác động… khiến chức năng của đĩa đệm bị ảnh hưởng.
- Béo phì: Cân nặng càng lớn thì gánh nặng mà những đĩa đệm cột sống phải chịu càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.
- Chấn thương: Những chấn thương xảy ra do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bị ngã… có thể làm tác động mạnh tới xương khớp và đĩa đệm.
- Bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, gù vẹo… hoặc yếu tố di truyền (gia đình có người bị thoát vị đĩa đệm thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường).
- Làm việc, vận động, sinh hoạt sai tư thế: Thói quen cúi đầu xem điện thoại, kẹp điện thoại bằng vai để chuyện trong nhiều giờ đồng hồ… cũng làm ảnh hưởng đến đĩa đệm cổ.
Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm được ưu tiên là điều trị theo hướng bảo tồn, tránh các tư thế gây đau, áp dụng những bài tập về thoát vị đĩa đệm và sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng. Những nhóm thuốc có thể được chỉ định là thuốc giảm đau, Corticoid đường tiêm, thuốc giãn cơ.
Nếu biện pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc để bệnh nhân áp dụng vật lý trị liệu kết hợp với các bước điều trị như chườm lạnh - chườm nóng, kéo giãn cột sống, sử dụng sóng âm thanh, sử dụng đai nẹp cổ…
Bạn nên thực hiện phẫu thuật ở những bệnh viện uy tín với chuyên môn cao
Bên cạnh đó, một số ít trường hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Bằng kỹ thuật nội soi, bác sĩ sẽ bỏ đi phần đĩa đệm bị nhô ra bên ngoài. Hoặc người ta có thể thay thế các nhân đĩa hãy toàn bộ đĩa đệm bằng đĩa đệm nhân tạo (làm từ kim loại, biopolymer hoặc kết hợp cả hai).
Cuối cùng, không thể không kể đến việc chữa thoát vị đĩa đệm bằng các bài thuốc dân gian (ngải cứu, đu đủ xanh, xương rồng, cỏ xước, lá lốt…). Cách này phù hợp với những người có triệu chứng nhẹ và người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện và chữa kịp thời có thể gây ra hậu quả khôn lường như rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cảm giác, bại liệt tứ chi… thế nên bạn cần thực hiện những lời khuyên sau để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Không lạm dụng thuốc giảm đau
Việc uống nhiều thuốc giảm đau sẽ gây hại cho sức khỏe, suy giảm chức năng gan và thận… Do đó, khi uống thuốc giảm đau, bạn phải uống đúng liều lượng và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bạn cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, magie, glucosamine… và các loại vitamin A, C, D, E, K… để phục hồi sức khỏe xương khớp. Mặt khác, hãy tạm biệt các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt, chất kích thích, đồ uống có cồn… vì chúng có nguy cơ gây bệnh xương khớp rất cao.
Tập luyện điều độ
Những bài tập về thoát vị đĩa đệm có hiệu quả điều trị rất tốt. Do đó, bạn nên tập luyện đều đặn mỗi ngày để bệnh mau thuyên giảm, hạn chế khả năng tái phát. Một số bài tập như kéo cằm, quay cổ, giãn cổ… rất dễ thực hiện, không tốn nhiều sức còn giúp giảm đau nhanh chóng.
Chú ý chế độ sinh hoạt
Khi điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn hãy chú ý đến tư thế vận động của mình, không nằm quá nhiều, tránh hoạt động mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh… để quá trình trị bệnh có thể rút ngắn lại.
Cân nhắc khi sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là liệu pháp điều trị được nhiều người áp dụng, ngoài các loại thuốc kê đơn thông thường thì người ta còn dùng cả những loại thuốc không kê đơn từ Đông y đến Tây y. Thế nhưng, bạn cần tìm hiểu thật kĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này để tránh tiền mất tật mang. Thay vì tin vào những lời quảng cáo hoa mỹ như “thuốc trị thoát vị đĩa đệm tốt nhất” bạn hãy chọn những loại thuốc có xuất xứ rõ ràng, được nhiều người kiểm chứng hiệu quả, có đầy đủ chứng nhận an toàn về thành phần cũng như là chất lượng.
Và Fung Xin Wan - Thuốc rắn số 7 Thái Lan chính là một loại thuốc như vậy. Thuốc này được nghiên cứu và điều chế độc quyền bởi đội ngũ dược sư lão giàu kinh nghiệm thuộc trung tâm nghiên cứu rắn độc của Hoàng Gia Thái Lan. Nó là sự kết hợp của 20 loại thảo dược cao cấp cùng tinh túy máu rắn được pha chế theo một tỷ lệ hoàn hảo để bảo toàn dược tính ở mức tối đa, thẩm thấu nhanh mà không gây hại cho dạ dày.
Fung Xin Wan còn có công dụng điều trị các bệnh viêm khớp, gai cột sống, phong thấp…
Fung Xin Wan được đánh giá cao trong điều trị thoát vị đĩa đệm nhờ những ưu điểm vượt trội sau:
- Cải thiện tính đàn hồi, dẻo dai cho sụn khớp và đĩa đệm.
- Giảm thiểu các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức xương khớp.
- Bồi bổ dưỡng chất, hồi phục tổn thương cột sống.
- Cơ chế điều trị chuyên sâu làm giảm áp lực lên đĩa đệm.
- Dễ uống, dễ bảo quản, tác dụng nhanh chóng.
- An toàn, lành tính, không phát sinh các tác dụng phụ nguy hiểm.
Có xuất xứ từ trung tâm trực thuộc Hoàng Gia Thái Lan nên bạn có thể yên tâm về uy tín và chất lượng của sản phẩm. Hiệu quả điều trị đã được kiểm nghiệm và công nhận nên thuốc này được tin dùng bởi bệnh nhân thoát vị đĩa đệm của nhiều nước trên thế giới.
Do đó, nếu muốn giải quyết các triệu chứng đau nhức xương khớp khó chịu và lấy lại sức khỏe bình thường, bạn hãy tham khảo thử sản phẩm này nhé.
Bạn có thể dễ dàng đặt mua Fung Xin Wan tại Hàng Thái Chính Hãng qua hotline: 0367.398.006 hoặc truy cập vào website hangthaichinhhang.net để đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ bạn nhé.