Bài thuốc Thái Lan Foong Cir Tan phòng và trị bệnh phong hàn
Trong dân gian từ xưa, phong hàn được xem là một bệnh lý gây ra các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức khắp cơ thể. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và rất dễ mắc phải khi đi ra ngoài trời gió hay thời tiết thay đổi. Vậy cụ thể bệnh phong hàn có những nguy hiểm nào? Và cách phòng tránh, điều trị ra sao? Tất cả những câu hỏi, những gì mà bạn đọc đang thắc mắc, băn khoăn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!
Bệnh phong hàn là gì?
Những luồng gió độc mà ông bà xưa hay còn gọi là tà khí từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Nếu điều kiện khí hậu ẩm ướt, khó chịu thì chính là cơ hội để bệnh phát triển mạnh.
Bệnh phong hàn thường xuất hiện ở thời điển giao mùa, thời tiết mưa nắng thất thường. Khi cơ thể chưa kịp thích nghi với tình trạng thời tiết này sẽ dễ nhiễm lạnh và sinh bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh phong hàn
Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh phong hàn:
Do tình trạng sức khỏe kém:
Đây là tình trạng xảy ra nhiều, nhất là ở trẻ em và người già khi sức đề kháng giảm sút, tâm lý không ổn định, chế độ ăn uống thất thường khiến cơ thể suy nhược.
Ngoài ra còn có các bệnh lý như cao huyết áp, viêm loét dạ dày, kén ăn, ngủ không đủ giấc,…cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phong hàn và các căn bệnh khác.
Nguyên nhân từ môi trường xung quanh:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh phong hàn là do khí hàn xâm nhập vào cơ thể dẫn đến suy nhược và gây bệnh. Bệnh phong hàn thường xuất hiện khi cơ thể nhiễm lạnh, đi mưa, ngâm lâu trong nước.
Còn chứng phong nhiệt sẽ xuất hiện vào mùa nóng và có các triệu chứng như cảm nắng. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với gió mang nhiệt, không khí khô dẫn đến cảm, sốt, sưng đỏ mắt,…
Dấu hiệu nhận biết bệnh phong hàn
Bạn có thể nhận biết bệnh phong hàn qua các dấu hiệu sau:
- Cứng các khớp, khó co duỗi hoặc cử động.
- Nhức mỏi toàn thân, các bắp tay, bắp chân hoặc bị phù thũng ở thắt lưng và các chi dưới.
- Thường xuyên đau quặn bụng, sôi bụng, đầy bụng khó tiêu, buồn nôn.
- Có các triệu chứng cảm lạnh như nhức đầu, ho nhiều, ngạt mũi, sốt nhẹ, chảy nước mũi, viêm họng.
- Cảm thấy đau rát trong người, mệt mỏi khi đi đại tiểu tiện.
- Sốt nhẹ, sợ lạnh.
- Thay đổi tính chất chất thải bao gồm, thay đổi màu nước tiểu (phân), chất thải có mùi hôi khó chịu.
- Mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể.
Bệnh phong hàn có nguy hiểm không?
Phong hàn được xem là một căn bệnh cảm mạo thông thường và có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời hoặc sử dụng thuốc không đúng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Méo miệng, tê liệt các cơ mặt.
- Bệnh ho mãn tính.
- Viêm phế quản.
- Viêm phổi.
- Đau đầu dai dẳng.
- Mất ngủ.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu khí lực.
- Tay chân đau nhức, mất cảm giác, mất sức mạnh.
Nhìn chung, bệnh phong hàn không quá nguy hiểm nếu chúng ta biết cách phòng và chữa bệnh kịp thời.
Phân biệt giữa bệnh phong hàn và bệnh phong nhiệt
Cảm mạo khi phát bệnh sẽ có 2 trường hợp gồm cảm mạo phong hàn và phong nhiệt cảm mạo. Vì vậy, khi bị cảm mạo bạn cần phân biệt được phong hàn và phong nhiệt để có phương pháp điều trị thích hợp.
Cả hai trường hợp bệnh này đều có triệu chứng sợ bệnh, phát sốt, nghẹt mũi, đau đầu. Nhưng phong hàn thì sợ lạnh nhiều hơn, phát sốt nhẹ, không có mồ hôi đổ ra, nước mũi xanh, không khát. Ngược lại, chứng phong nhiệt thì phát sốt cao, sợ lạnh ít, có mồ hôi, nước mũi đục, miệng khát khô.
Phân biệt chứng cảm mạo thường và dịch cảm theo mùa
Cảm mạo thông thường có tính rải rác, chứng trạng phề vệ rõ rệt, bệnh tình nhẹ. Dịch cảm mạo theo mùa có tính chất lây lan rầm rộ, tính truyền nhiễm mạnh, chứng trạng toàn thân rõ ràng, kết hợp với các bệnh khác.
Bệnh phong hàn nên ăn gì?
Hệ thống tiêu hóa của người bệnh phong hàn thường bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng chán ăn. Do đó, để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn có thể tham khảo một số món ăn sau đây:
- Cháo: cháo là một món ăn truyền thống, dễ ăn. Nên ăn cháo khi còn nóng có thể giúp làm dịu tình trạng cảm mạo phong hàn. Các nghiên cứu cho thấy món ăn này có tác dụng làm sạch đường hô hấp, hỗ trợ thuyên giảm nghẹt mũi tốt hơn các món ăn nóng khác. Khi ăn cháo hoặc súp, nên bỏ thêm một số gia vị như hành, gừng, tía tô để làm giảm triệu chứng nhanh hơn.
- Trái cây cam, quýt, chanh, xoài,....có nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Dùng nước ép trái cây như nước cam, nước chanh, nước xoài, sẽ có nhiều vitamin và cung cấp nước sẽ cảm thấy khỏe hơn.
- Trà gừng nóng là nước uống tốt khi bị cảm mạo phong hàn, vừa làm nóng cơ thể vừa làm dịu họng giảm ho. Khi uống trà gừng nóng có thể pha cùng mật ong.
- Nước vỏ đậu xanh chữa phong hàn: Vỏ đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt đau sưng, ích khí lực, điều hoà ngũ tạng nên rất tốt trong điều trị phong hàn.
- Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng và không thuyên giảm sau vài này, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Phương pháp phòng và điều trị bệnh phong hàn
Để phòng chống bệnh phong hàn hiệu quả, bạn cần ăn uống đầy đủ, bổ sung các vitamin thiết yếu chơ cơ thể đặc biệt là phải giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh.
Người dân Thái Lan hay truyền tai nhau vị thuốc Foong Cir Tan hay còn gọi là thuốc rắn số 7 chuyên trị và phòng bệnh phong hàn. Đây là loại thuốc được các dược sư Thái Lan nghiên cứu theo phương pháp cổ truyền. Mỗi viên thuốc là sự kết hợp giữa máu rắn và 20 vị thảo dược quý.
Thành phần trong mỗi viên thuốc rắn số 7:
Cây Độc Hoạt (Angelica Pubescens Maxim) 10 gms:
- Có tác dụng giảm đau, an thần, kháng viêm và chống co thắt.
- Có tác dụng hạ áp rõ rệt, hỡ trợ hô hấp tốt.
- Chống loét bao tử, đối với hồi tràng thỏ.
- Trị phong thấp, phong hàn biểu chứng, đau thắt lưng đùi.
Cây Tầm Gửi (Viscum Coloratum Nakai) 5 gms: Có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp do phong thấp hoặc do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần…
Cây Tần Giao (Gentiana Macrophylla Pall) 10 gms: Có tác dụng lợi đại tiểu tiện, giải độc rượu, trừ phong thấp, thư cân, hoạt lạc, thanh hư nhiệt, dưỡng huyết bổ gân, tán phong, táo thấp, điều hoà khí huyết, thừa cân.
Cây Đương Quy (Angelica Sinensis (Oliv) Diels) 10 gms: Có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân. Điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết kém
Cây Xuyên Tục Đoạn (Dipsacus Asper Wall) 10 gms: Có tác dụng bổ can thận, giúp mạnh gân cốt, đả thông huyết mạch, trị đau xương khớp, lợi sữa, an thai, cầm máu,…
Cây Địa Hoàng (Rehmannia Glutinosa Libosch) 10 gms:
- Dược liệu dùng ở dạng nước sắc sẽ cho tác dụng chống viêm rất tốt
- Có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu cocticoit nhưng không làm ức chế hay gây teo tuyến thượng thận
- Tác dụng cầm máu, hạ áp, hạ đường huyết, cường tim.
- Bảo vệ gan, chống phóng xạ, lợi tiểu và phòng nhiều loại bệnh.
- Huyết Rắn (Snake's Gall Bladder) 1 gms: Có tác dụng tăng cường sinh lực, bổ thận tráng dương làm mạnh gân cốt, chữa đau nhức lưng, gối mỏi, sinh lý yếu,…
Hiện nay, thuốc rắn số 7 chưa chính thức được nhập hàng về Việt Nam nên khi khách hàng mua cần tìm hiểu các nơi bán hàng xách tay uy tín, tránh mua trúng hàng giả hàng nhái, tiền mất tật mang.