Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao

Ngày: 04/07/2021 - Admin
Đau thần kinh tọa là một căn bệnh rất phổ biến ở những người trung niên,nếu không chữa trị dứt điểm rất dễ làm người bệnh bị suy giảm các chức năng vận động một cách nghiêm trọng.
Nội dung chính

    Đau thần kinh tọa là một căn bệnh rất phổ biến ở những người trong độ tuổi từ 30 – 50. Bệnh này nếu như không chữa trị dứt điểm rất dễ làm người bệnh bị suy giảm các chức năng vận động một cách nghiêm trọng.

     

    Đau thần kinh tọa là gì?

     

    Trước tiên, bạn cần xác định được dây thần kinh tọa nằm ở đâu? Đó là dây thần kinh kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến tận các ngón chân, có chức năng chính là chi phối vận động và cảm giác chi dưới.

     

    Người bị  đau thần kinh tọa sẽ  có cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau này xuất phát từ cột sống thắt lưng, sau đó lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân và mắt cá ngoài đến tận các ngón chân.

     

     

    Đau thần kinh toạ là gì?

     

    Các dấu hiệu của đau thần kinh tọa bao gồm:

     

    - Đau ở phần thắt lưng, dần lan dọc xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa.

    - Những cơn đau ập đến rất đột ngột hoặc đau âm ỉ, càng tăng lên khi người bệnh vận động quá sức, thay đổi tư thế, ho, hắt hơi.

    - Ngoài triệu chứng đau thần kinh tọa tê chân, người mắc bệnh còn có thể kèm theo những cảm giác tê nóng, đau rát bỏng hoặc kiến bò ở các khu vực bị đau.

     

    Các nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

     

    Một trong những nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh kinh tọa (chiếm 80% các trường hợp) chính là thoát vị đĩa đệm. Theo đó, khi đĩa đệm ở cột sống thoát ra khỏi vị trí ban đầu thì sẽ dẫn đến tình trạng dây thần kinh tọa bị chèn ép. Hậu quả mang lại là những cảm giác đau buốt ở người bệnh. Tương tự với những người bị gai cột sống hoặc có khối u hoặc nang nằm trên cột sống cũng sẽ gặp những triệu chứng tương đồng.

     

    Ngoài ra, còn những yếu tố khác tác động đến như: 

     

    - Tuổi tác: độ tuổi từ 30 - 50

    - Cân nặng có tác động trực tiếp đến áp lực lên cột sống, do đó, những người thừa cân béo phì hoặc phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị thoát vị đĩa đệm.

    - Bệnh tiểu đường.

    - Người làm những công việc mang vác nặng nề trong thời gian dài hoặc người có lối sống lười vận động, thường xuyên ngồi 1 chỗ.

     

    Cách phân biệt đau thần kinh tọa với bệnh lý khác

     

    Nhầm lẫn bệnh đau thần kinh tọa với các căn bệnh khác rất hay xảy ra. Những triệu chứng ban đầu của bệnh là đau thần kinh tọa chân trái, đau thần kinh tọa 2 bên có thể sẽ khiến chúng ta nhầm lẫn hoặc có những chẩn đoán sai. Vậy điểm khác biệt của những căn bệnh thường bị nhầm lẫn với đau thần kinh tọa là gì?

     

    Bạn có thể quan tâm: Cách nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối để kịp thời điều trị

     

    Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

     

    Đau thần kinh tọa có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh lý khác. Trong trường hợp này, người bệnh có thể mắc cùng lúc hai tình trạng thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, cơn đau của 2 bệnh lý này sẽ có một số điểm khác biệt mà bạn nên lưu ý: Đối với bệnh đau thần kinh tọa, cơn đau  xuất hiện theo đường đi của dây thần kinh tọa, thường sẽ kéo dài từ vùng thắt lưng lan xuống hông, mông và chân, người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát kể cả khi nghỉ ngơi. Đối với cơn đau do thoát vị đĩa đệm sẽ xuất hiện ở vùng thắt lưng ở cả hai bên cơ thể. Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thắt lưng và tăng dần khi gắng sức.

     

    Phân biệt đau thần kinh tọa và hội chứng cơ hình lê

     

    Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lần giữa hai căn bệnh này vì cơn đau đều xuất phát và chạy dọc từ thắt lưng, lan xuống mông, bàn chân và ngón chân, gây tê nhức, ngứa ran một bên cơ thể. Tuy nhiên, khác nhau ở chỗ: cơn đau của bệnh đau thần kinh tọa thường dữ dội hơn cơn đau do hội chứng cơ hình lê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và di chuyển của người bệnh; cơn đau của hội chứng cơ hình lê thường không xuất hiện ở mặt ngoài đùi và có thể giảm đi khi người bệnh đi bộ hướng bàn chân ra ngoài do tư thế này giúp giảm sự bó chặt ở cơ hình lê.

     

    Một số phương pháp điều trị

     

    Dùng thuốc 

     

    Tham khảo ngay: Thuốc rắn Thái Lan số 7: Fun Xin Wan (Phong thấp hoàn) 

     

    Được bào chế từ máu rắn kết hợp với 20 loại thảo dược cao cấp của Thái Lan, chuyên điều trị các bệnh thần kinh tọa, viêm khớp, phong thấp,... Chỉ cần sử dụng đều đặn và kiên trì bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.

     

    Điều trị đau thần kinh toạ bằng thuốc rắn Fung Xin Wan

     

    Chữa đau thần kinh tọa bằng phương pháp bấm huyệt

     

    Người bệnh có thể sử dụng phương pháp điều trị này để giúp giãn cơ, khí huyết lưu thông để giải phóng co cơ. Đồng thời, giảm chèn ép dây thần kinh tọa và giảm cảm giác tê bì, đau nhức cho người bệnh. Có những động tác khá đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân hỗ trợ.

     

    Trị liệu thần kinh cột sống

     

    Chiropractic là một cách gọi khác của phương pháp này. Đây là cách điều trị không thuốc, không phẫu thuật theo tiêu chuẩn Mỹ. Theo đó, bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh bằng tay để đưa các đốt sống về đúng vị trí vốn có và giảm áp lực lên đĩa đệm. Nhờ đó, áp lực từ đĩa đệm lên dây thần kinh sẽ được giải phóng hiệu quả.

     

    Cách phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

     

    - Tập thể dục, thể thao đều đặn để duy trì trạng thái tốt nhất của các cơ và cơ thể.

    - Điều chỉnh tư thế ngồi sao cho đúng và phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, nên lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế chắc chắn, xoay được.

    - Hạn chế mang vác vật nặng quá sức, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.

     

    Cách phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

     

    Xem thêm: Đau Khớp Gối Nên Tập Gì: Những bài tập được khuyến nghị

     

    Bài viết này hẳn đã phần nào đã giúp bạn có cho mình câu trả lời với câu hỏi Đau thần kinh tọa là gì hay đau thần kinh tọa phải làm sao? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn tìm được vấn đề về sức khỏe mà bản thân đang gặp phải và có những phương pháp điều trị đúng và kịp thời nhất.