Những triệu chứng của bệnh Phong Thấp Khớp

Ngày: 09/03/2020 - Admin
Tuổi già xuất hiện những triệu chứng:đau xương khớp, u cục tại các khớp, biến dạng khớp, đau ở các bắp thịt, mệt mỏi... Nếu gặp những triệu chứng này trong cơ thể, bệnh nhân cần phải đọc bài này để có biện pháp chữa trị tốt nhất!
Nội dung chính

    TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH PHONG THẤP KHỚP

     

    Bệnh phong thấp là bệnh lý khớp phổ biến mà nhiều người đang gặp phải. Bệnh thường gặp ở người lớn gây sưng, nóng, đỏ, đau, mất chức năng nhiều khớp. Tuy không gây hại đến tính mạng, nhưng bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tàn tật vĩnh viễn và mất sức lao động. 

     

    Triệu chứng của bệnh phong thấp khớp

     

    Để có thể điều trị triệt để chứng bệnh này, người bệnh cần biết rõ nguyên nhân, triệu chứng của bệnh phong thấp khớp, từ đó có cho mình cách chữa bệnh phù hợp nhất. Nhằm giúp mọi người nắm bắt đầy đủ kiến thức về chứng bệnh phong thấp khớp, Hàng Thái Chính Hãng đã tổng hợp các thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.

     

    Phong thấp khớp là gì?

     

    Trước khi muốn tìm hiểu về các triệu chứng bệnh phong thấp, chúng ta cần hiểu những điều cơ bản nhất về căn bệnh này.

     

    Bệnh phong thấp khớp là gì?

     

    “Phong thấp” hay còn gọi là “tê thấp” là thuật ngữ dân gian để chỉ các chứng đau nhức tại các cơ quan vận động của cơ thể. Cảm giác đau mỏi xảy ra ở gân, bắp thịt và xương khớp,… Chúng ta có thể hiểu hơn về bệnh này theo 2 phương diện Đông và Tây Y như sau:

     

    - Theo Đông Y: Phong thấp là chứng bệnh xảy ra khi vệ khí của cơ thể bị suy yếu, lúc này các yếu tố phong, hàn, thấp xâm nhập qua nang lông, da, đến kinh lạc và di chuyển khắp cơ thể. Điều này làm cho hoạt động của khí huyết bị rối loạn, gây tắc nghẽn và ứ trệ. Do đó xuất hiện các dấu hiệu bệnh phong thấp như sưng tấy, đau mỏi và nặng nề ở các khớp xương. Bệnh phong thấp xuất hiện ở cả người già và người trẻ tuổi.

     

    - Theo Tây Y: Bệnh phong thấp là căn bệnh về khớp xương và dây thần kinh, chỉ chứng viêm đa khớp (Viêm khớp dạng thấp). Thuật ngữ này còn được dùng chung cho những bệnh lý đau nhức cơ thể khác như thấp tim, viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương,… Những triệu chứng bệnh phong thấp sẽ gây nên cảm giác đau đớn, nhức mỏi cho người bệnh. Đồng thời, bệnh cũng làm ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như hệ vận động, hệ tim mạch. Bệnh xảy ra do ảnh hưởng của tuổi tác, di truyền, tính chất công việc, suy giảm estrogen…

     

    Xem thêm: Thoát Vị Đĩa Đệm Thắt Lưng: 7 Nguyên nhân chính gây ra bệnh

     

     

     

     

     

     

    Những triệu chứng bệnh phong thấp thường gặp

     

    Bệnh phong thấp là một bệnh lý khá nguy hiểm, những biểu hiện bệnh phong thấp thường rất dễ gây nhầm lẫn so với các bệnh lý xương khớp khác. Vì vậy chúng ta cần phải nắm rõ các triệu chứng bệnh phong thấp như sau:

     

    Đau nhức tại khớp xương

     

    Những triệu chứng bệnh phong thấp thường gặp

     

    - Người bệnh phong thấp thường có triệu chứng đau nhức ở các khớp xương. Cơn đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài trong nhiều ngày, có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều khớp, bao gồm khớp gối, khớp ở bàn tay, bàn chân, cổ, lưng, vai.

     

    - Những cơn đau thường không cố định mà có dấu hiệu đau lan từ khớp xương này đến khớp xương khác. Đồng thời khi cử động, các khớp xương phát ra tiếng kêu răng rắc.

     

    - Tại các khớp xương có thể bị đỏ rát, sưng nóng hoặc đổ mồ hôi tay chân liên tục làm người bệnh cực kỳ khó chịu. Thậm chí xuất hiện tình trạng bị cứng khớp gây khó khăn trong di chuyển và sinh hoạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.  Những biểu hiện sẽ xuất hiện rất lâu làm cho các khớp xương càng đau đớn. nguy cơ dẫn đến tàn tật nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

     

    Đau nhức bắp thịt

     

    - Không chỉ đau nhức ở các khớp xương mà các bắp thịt cũng đau nhức, đơ lại và trở nên yếu dần đi.

     

    - Cơn đau bắp thịt thường xảy ra vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy hoặc sau khi người bệnh nghỉ ngơi không vận động. Lúc này bệnh nhân sẽ có cảm giác toàn thân bị đơ cứng, đau nhức và mệt mỏi hẳn đi.

     

    Xuất hiện u cục

     

    Biến dạng khớp xương

     

    - Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận biết bệnh phong thấp, cho thấy các khớp xương đang gặp vấn đề. Các u cục xuất hiện dưới, khi sờ vào có cảm giác đau và cứng.

     

    - Kích thước các u cục thường khá nhỏ nhưng có một số trường hợp nó phát triển to ra đạt đến một kích cỡ lớn. Thông thường các u cục có thể nhỏ bằng hạt đậu, nhưng cũng có thể to bằng quả ổi và gây nên nhiều biến chứng bệnh phong thấp nguy hiểm.

     

    - Những hạt này chủ yếu hình thành ở khớp đầu gối, gót chân, khuỷu tay… Trong một số trường hợp, các hạt có thể hình thành ở tổ chức tim, phổi, màng ngực, não, màng tim,…

     

    - Đồng thời dưới da tại khớp xương đau cũng có thể xuất hiện nhiều nốt đỏ.

     

    Biến dạng khớp xương

     

    - Sự xuất hiện các khối u cục ở vùng da dưới các khớp xương đau, phát triển to lên đến kích cỡ lớn. Điều này làm cho các khớp xương bị mất đi hình dáng ban đầu, thậm chí có thể gây dính khớp.

     

    - Sự biến dạng của các khớp xương thường diễn ra một thời gian dài sau khi người bệnh bị phong thấp, khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

     

    Mệt mỏi, sa sút trí tuệ

     

    Hậu quả của bệnh phong thấp khớp

     

    - Không chỉ gây ảnh hưởng đến xương khớp, những triệu chứng bệnh phong thấp còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.

     

    - Dấu hiệu bệnh phong thấp thường được biểu hiện bằng việc sau khi người bệnh lên cơn đau có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi, mất nước, sức lực trở nên yếu đi. Những triệu chứng này làm người bệnh có cảm giác mệt mỏi, chán nản, lười vận động, không muốn ăn uống, sa sút trí tuệ.

     

    Như vậy khi mắc bệnh phong thấp, cả sức lực và tinh thần của người bệnh đều không được đảm bảo. Ngoài ra, bệnh phong thấp còn gây rối loạn tự miễn, gây viêm tuyến nước mắt, tuyến nước bọt, viêm màng tim, phổi và ngay cả các mạch máu.

     

    Xem thêm: Đau Khớp Bả Vai - Chữa trị như thế nào?

    Những loại phong thấp thường gặp

     

    Theo quan niệm Y học cổ truyền, bệnh phong thấp được chia làm 3 thể là thể hàn thấp, thể phong thấp và thể tê thấp.

     

    Thể hàn thấp

     

    -  Khi mắc bệnh phong thấp ở thể hàn thấp, người bệnh sẽ có cảm giác đau ở một hoặc nhiều khớp xương. Triệu chứng bệnh phong thấp thể hàn thấp điển hình lúc này là những cơn đau sẽ cố định và không có xu hướng chạy lan sang các khớp khác.

     

     

    - Các cơn đau sẽ trở nên dữ dội, năng nề hơn khi về đêm hoặc thời tiết lạnh. Tay chân người bệnh thường bị lạnh, đôi khi xuất hiện tình trạng cứng khớp rất khó co duỗi.

     

    Thể phong thấp

     

    - Khác với triệu chứng bệnh phong thấp ở thể hàn thấp, ở thể phong thấp các cơn đau sẽ lan từ khớp xương này qua khớp xương khác nếu không có biện pháp can thiệp. Do đó, bệnh nhân thường bị đau nhức ở nhiều khớp xương hoặc toàn bộ cơ thể,… Đồng thời, người bệnh cảm thấy mệt mỏi và có thể bị sốt nhẹ.

     

     

    Thể tê thấp

     

     

    - Nếu mắc bệnh phong thấp ở thể tê thấp thì người bệnh sẽ có dấu hiệu đau nhức nặng nề và khó khăn hơn trong việc di chuyển. Thậm chí trong trường hợp nặng có thể làm tê liệt một bên cơ thể, dẫn đến nguy cơ tàn tật cao.

     

    Những triệu chứng của bệnh phong thấp có thể kéo dài trong nhiều năm, khó nắm bắt và điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện sớm và biết cách dùng thuốc cũng như biện pháp bảo vệ các khớp, người bệnh vẫn có khả năng cải thiện và hồi phục các cơ quan bị tổn thương. Đồng thời tránh khỏi những biến chứng bệnh phong thấp nguy hiểm xảy ra ở người bệnh.

     

    Những loại phong thấp thường gặp

     

     

    Để được chẩn đoán chính xác bệnh phong thấp, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm máu, X – quang, ghi cộng hưởng từ, soi khớp, chụp khớp, sinh thiết màng hoạt dịch, sinh thiết xương… và các thủ thuật cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

     

     

    (Theo: Chuyên khoa xương khớp)

     

    Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc đông y và Tây y được chế tạo ra để khắc phục vấn đề về bệnh xương khớp nói chung và bệnh phong thấp nói riêng. Việc sử dụng Thuốc Tây quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh, do đó các vị thuốc Đông Y luôn được ưu tiên sử dụng để điều trị chứng Phong Thấp khớp, vừa an toàn lại lành tính, kết hợp các bài thuốc dân gian giúp nhanh chóng điều trị bệnh dứt điểm.

     

    Bạn có thể tham khảo Thuốc rắn số 07 FUNG XIN WAN của Viện nghiên cứu Rắn độc Hoàng Gia Thái Lan, được mệnh danh là “cứu tinh” cho người bệnh phong thấp.

     

    Thuốc Rắn Thái Lan số 7 mang tên: Fung Xin Wan hoặc tên Foong Cir Tan được bào chế từ nọc độc rắn Hổ mang kết hợp với 20 loại thảo dược cao cấp của đất nước Thái Lan, với đầy đủ các nhóm thuốc hành khí, hoạt huyết lưu thông máu và bồi bổ can - thận, giúp điều trị bệnh về xương khớp như: Gai cột sống, vôi hóa cột sống, đau dây thần kinh toạ, giải phong, giải hàn, đánh tan máu bầm,… đặc biệt là bệnh phong thấp khớp một cách hiệu quả.

     

     

     

    Quý khách xem thêm thông tin tại:

    - Thuốc rắn số 7 Thái Lan: Fung Xin Wan

    - Thuốc rắn số 7 Thái Lan: Foong Cir Tan

    Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp các thắc mắc về bệnh phong thấp khớp. Mọi vấn đề liên quan, liên hệ ngay với hangthaichinhhang.net theo số điện thoại 0367.398.006 để được tư vấn nhanh nhất!