Dị Ứng Da: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị hiệu quả

Ngày: 28/09/2021 - Admin
Dị ứng da – căn bệnh dễ xảy ra nhưng khó điều trị dứt điểm vì liên quan đến hệ miễn dịch và cơ địa, cần xác định chính xác nguồn cơn để phòng tránh và điều trị hiệu quả.
Nội dung chính

    Dị ứng da là bệnh lý da liễu thường gặp nhất, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Thường, người bị dị ứng đỏ da, phát ban, xuất hiện nhiều nốt mẩn, sưng tấy và ngứa ngáy trên da. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ khiến da nhiễm khuẩn để lại sẹo rất mất thẩm mỹ.

     

    Dị ứng da

     

    Chúng ta cần sớm phát hiện bệnh để nhanh chóng điều trị, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Vậy dấu hiệu nào giúp nhận biết da đang bị dị ứng là gì? Nguyên nhân của bệnh lý này đến từ đâu? Khi bị dị ứng da phải làm sao? Hãy cùng Hàng Thái Chính Hãng tìm hiểu ngay nhé!

     

    Dị ứng da là bệnh lý gì?

     

    Dị ứng da là bệnh lý ngoài da hình thành khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây hại từ môi trường. Đây là tình trạng phản ứng quá mẫn của cơ thể khi hàng rào bảo vệ da bị rối. Lúc này, người bệnh dị ứng da ngứa toàn thân, xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, sưng tấy, đôi khi phát ban hoặc nổi mề đay dày đặc.

     

    Đây là một trong những chứng bệnh mãn tính có thể khởi phát và biến mất sau khoảng thời gian nhất định. Thường xảy ra nhiều nhất là dị ứng da tay chân, vùng da đầu, trán và mặt.

     

    Di ứng da là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở mọi độ tuổi. Trong đó, trẻ em, người cao tuổi, người có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng yếu là các đối tượng thường gặp vấn đề này.

     

    Gợi ý cho bạn: Tuyệt Chiêu Giúp Đánh Tan Máu Bầm Hiệu Quả

    Nguyên nhân khiến da bị dị ứng

     

    Nguyên nhân khiến da bị dị ứng

     

    Cho đến ngày nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của chứng viêm da dị ứng. Y học cho rằng tình trạng dị ứng xảy ra là do lượng Histamin được sản sinh quá mức, khiến cơ thể bị kích ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên từ bên ngoài. Một số nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh có thể kể đến như sau:

     

    - Viêm da tiếp xúc: Khi tiếp xúc với những yếu tố gây mẫn cảm cho da từ môi trường  (bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, hoá chất, kim loại, mỹ phẩm...) sẽ khiến da  bị dị ứng. Tùy theo mức độ tiếp xúc nhiều hay ít, loại độc hại của tác nhân (điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người), cơ thể sẽ sinh ra các dị ứng có mức độ khác nhau như: nổi ban đỏ, ngứa ngáy ở vùng da tiếp xúc hay toàn thân,…

     

    - Dị ứng thời tiết: Dị ứng da còn xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, chuyển từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, làn da sẽ xuất hiện các tình trạng bị dị ứng do cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ bất thường này.

     

    Dị ứng thức ăn: Dị ứng thức ăn cũng là một trong các vấn đề thường gặp như dị ứng sữa, dị ứng trứng, dị ứng các loại hạt, dị ứng hải sản,… Điều này liên quan đến việc hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các thành phần trong thức ăn là yếu tố xâm nhiễm, từ đó sinh ra phản kháng dẫn đến dị ứng

     

    - Viêm da cơ địa: Yếu tố di truyền có thể làm phát sinh dị ứng. Trường hợp trong gia đình có người thân mắc bệnh hen suyễn, dị ứng thì nhiều khả năng con cái khi sinh ra có khả năng mắc phải bệnh dị ứng da cao hơn.

     

    - Bệnh chàm: Trường hợp này thường xảy ra với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh thường tái phát thường xuyên cho đến khi trưởng thành. Đây là bệnh mãn tính thường gây khô, nổi mẩn đỏ và có cảm giác châm chích, ngứa ngáy ở vùng da mặt và da ra tay, chân. 

     

    - Dị ứng da nổi mề đay (Vẽ nổi) và phù mạch: Triệu chứng của dị ứng da vẽ nổi là sưng đỏ, vết loang lổ xuất hiện trên da. Phù mạch là một phản ứng cũng tương tự như mề đay, tuy nhiên sự sưng nề của da và niêm mạc xảy ra trong thời gian ngắn và thường xảy ra ở môi và mắt.

     

    Dị ứng da do dùng thuốc và bệnh lý:  Các bệnh nhân trong thời gian điều trị các bệnh lý khác cũng có khả năng bị dị ứng do tác dụng phụ của các loại thuốc đặc trị. Những loại thuốc được cảnh bảo dễ gây dị ứng da là Penicillin, Aspirin, salicylate, sau tiêm chủng vắc xin...

     

    Bên cạnh các yếu tố dung nạp từ môi trường sống, dị ứng da còn có thể đến từ bệnh lý do chức năng gan suy giảm, khả năng chống độc, thanh lọc và đào thải chất độc, cặn bã bị hạn chế khiến các chất cặn bã tích tụ dưới da gây nên hiện tượng ngứa ngáy, nóng trong người.

     

    Các dấu hiệu cho thấy làn da của bạn đang bị dị ứng

     

    Biểu hiện dị ứng da

     

    Khi bị dị ứng, người bệnh thường thấy các dấu hiệu cơ bản trên da như sau:

     

    - Da khô nứt nẻ, bong tróc do da bị mất nước.

     

    - Có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, châm chích

     

    - Da sưng đỏ, phù nề, nổi các mẩn nhỏ li ti, nặng hơn sẽ nổi mề đay hoặc phát ban

     

    - Mắt bị đỏ và ngứa

     

    - Họng, lưỡi, môi sưng

     

    - Da bị chảy dịch do mụn nước, mủ 

     

    - Dị ứng da cổ, da mặt sưng đỏ, mẩn ngứa

     

    Ngoài các dấu hiệu khó chịu gây mất thẩm mỹ trên, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy hô hấp, sụt cân, kém sức sống,…

     

    Xem thêm: SỮA ONG CHÚA - Nguồn Thực Phẩm Tuyệt Vời Cho Sức Khoẻ

    Cần làm gì để phòng chống và điều trị khi da bị ứng

     

    Các triệu chứng khi da bị ứng có thể khởi phát và biến mất sau một khoảng thời gian nhất định. Đây là căn bệnh dễ xảy ra nhưng khó điều trị dứt điểm vì liên quan đến hệ miễn dịch và cơ địa. Người bệnh cần biết chính xác nguồn cơn khiến da bị dị ứng để có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp nhất. 

     

    Điều trị làn da bị dị ứng

     

    - Nếu dị ứng da do những tác động bên ngoài, thì người bệnh cần tránh xa các tác nhân gây dị ứng như: tránh bụi bẩn, giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế sử dụng nước hoa, không cắm những loại hoa có nhiều mùi thơm trong nhà, tránh sử dụng các hóa mỹ phẩm (sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt…) có mùi thơm; Không dùng những loại thực phẩm khiến cơ thể bị dị ứng.

     

    - Trong trường hợp dị ứng da xuất phát từ bên trong cơ thể, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị phù hợp, có thể sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết (dùng thuốc bôi hoặc uống). 

     

    Gan được xem là “nhà máy vạn năng” trong cơ thể với vai trò chống độc, thanh lọc và đào thải những chất cạn bã. Vì vậy, cần chủ động chống độc cho gan từ sớm để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, ngăn ngừa nguy cơ dị ứng da do chức năng của gan bị suy yếu do mắc các bệnh nguy hiểm như viêm gan, gan nhiễm mỡ,…

     

    Bạn có thể tham khảo Thuốc rắn số 1- Zia Tu Wan  của Viện nghiên cứu Rắn độc Hoàng Gia Thái Lan, được bào chế từ nọc rắn Hổ Mang Chúa cùng các loại rắn độc khác kết hợp với các loại thảo dược lành tính cao cấp ở Thái Lan giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, thanh máu, giải độc gan hiệu quả.

     

    Thuốc rắn Thái Lan Số 1 thải độc gan

     

    Mua ngay: Thuốc rắn số Zia Tu Wan Thái Lan lọ 250 viên hoặc lọ 160 viên cam kết 100% CHÍNH HÃNG.

    Hy vọng các thông tin hữu ích ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng dị ứng da, mọi thắc mắc, bạn có liên hệ ngay với Hangthaichinhhang.net qua số hotline: 0367.398.006 để được giải đáp nhé!