Bệnh trĩ và những nguy hiểm của nó

Ngày: 24/11/2019 - Admin
Bệnh Trĩ là một bệnh thường xuyên gặp ở bất kì các lứa tuổi và giới tính. có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, và khi mắc bệnh, rất khó khăn để sinh hoạt một cách bình thường. Chữa bệnh trĩ tại nhà có an toàn và hiệu quả không? Tất cả có trong bài viết dưới đây!
Nội dung chính

    Bệnh trĩ đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người vì nó luôn đi kèm với nhiều vấn đề như táo bón, đi cầu ra máu, và cảm giác ngứa ngáy, đau rát vô cùng ở vùng hậu môn.

     

    Tuy nhiên đây lại là bệnh lý xuất hiện ở vùng kín khiến cho đa số bệnh nhân e ngại, cố chịu đựng thay vì tìm cách chữa trị.

     

    Chính tâm lý đó đã tạo điều kiện cho bệnh ngày càng phát triển và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

     

     

    Bệnh trĩ là gì? Có nguy hiểm không?

     

    Theo Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện y học cổ truyền trung ương: "Bệnh trĩ là bệnh lý thuộc vùng hậu môn – trực tràng, xảy ra khi vùng ổ bụng liên tục phải chịu nhiều áp lực đè nén khiến cho máu đến tĩnh mạch hậu môn bị ứ đọng lại, không lưu thông hết. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ khiến tĩnh mạch giãn ra, sưng phồng tạo thành búi trĩ".

     

    Bệnh trĩ có 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại, thế nhưng đa số bệnh nhân khi mắc trĩ thường rất mơ hồ, không biết mình bị loại nào. Nhìn chung không khó để phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại vì vị trí hình thành búi trĩ của mỗi loại là khác nhau:

     

    - Trĩ nội: Các búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Lâu dần sẽ sa ra ngoài hậu môn và không thể tự thụt vào trong được. Búi trĩ nội không có các thụ thể đau.

     

    - Trĩ ngoại: Các búi trĩ phát triển bên ngoài, ngay cạnh rìa hậu môn, có thể nhận biết ngay khi hình thành. Búi trĩ ngoại có các thụ thể gây đau

     

    Dấu hiệu nhận biết trĩ nội, trĩ ngoại

     

    Trĩ nội nằm bên trên đường lược còn trĩ ngoại nằm dưới đường lược

     

    Bản thân bệnh trĩ ban đầu không nguy hiểm mà chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, vướng víu và đau rát vùng hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.

     

    Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, các búi trĩ sẽ ngày càng phát triển.

     

    Bác sĩ Tuyết Lan cho biết, khi búi trĩ quá to, người bệnh rất dễ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, điển hình là 1 số biến chứng sau đây:

     

    - Tắc mạchBúi trĩ tắc mạch là tình trạng bên trong mạch máu búi trĩ hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không sờ thấy như trĩ ngoại.

     

    - Sa nghẹt búi trĩ: Sa nghẹt búi trĩ xảy ra khi búi trĩ đã phát triển to làm chặn cửa hậu môn khiến người bệnh không thể đại tiện và gây đau đớn rất nhiều. Tình trạng này có thể kéo theo cả viêm nhiễm do búi trĩ khi quá căng sẽ dễ bị nứt và chảy máu nhiều.

     

    - Viêm nhiễm, hoại tử:Khi bị bệnh trĩ, người bệnh thường gặp phải tình trạng táo bón. Phân táo khô và cứng nên khi đại tiện hay cứa vào búi trĩ và thành hậu môn gây ra nứt kẽ hậu môn, nứt búi trĩ. Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu ở bệnh trĩ. Nếu không cẩn thận, những tổn thương có thể bị nhiễm trùng, thậm chí hoại tử nếu người bệnh không điều trị kịp thời.

     

    - Thiếu máu, nhiễm trùng máu: Mất máu lâu ngày vì đại tiện ra máu cũng khiến người bệnh trĩ lâu ngày sẽ bị thiếu máu trầm trọng, đặc biệt là ở những người bệnh đã bị đến cấp độ nặng. Lúc này cơ thể sẽ bị suy nhược, mệt mỏi và chóng mặt.

     

    - Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập không chỉ làm viêm nhiễm vùng hậu môn mà còn có nguy cơ xâm lấn gây nhiễm trùng máu. Đây là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh trĩ.

     

    Có thể thấy, những biến chứng của bệnh trĩ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy chúng ta không thể coi thường căn bệnh này. Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào, người bệnh cần đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

     

    Bên cạnh những biến chứng vô cùng nguy hiểm trên, bệnh trĩ còn gây ra một số vấn đề khác như rối loạn chức năng vùng hậu môn, đau tức lưng dưới, rối loạn thần kinh phản xạ tiết niệu,…

     

    Đặc biệt, búi trĩ còn tiết ra dịch nhầy dễ gây viêm nhiễm ngoài da hoặc viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy người bệnh cần cẩn trọng hơn trong việc giữ vệ sinh khu vực này.

     

     

    Nguyên nhân bệnh trĩ là từ đâu?

     

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ mà chúng ta không thể ngờ đến. Bạn cần nhận biết đúng vấn đề gây bệnh của mình là gì để từ đó có cách khắc phục hợp lý.

     

    Tuy nhiên, dù là vì nguyên nhân gì khiến bạn bị trĩ, thì đều dẫn đến tình trạng tăng áp lực lên vùng ổ bụng, khiến việc tuần hoàn máu khi đến các tĩnh mạch hậu môn bị ứ trệ. Khi tích tụ lâu ngày, lượng máu ứ trệ này gây phình đại tĩnh mạch tạo thành búi trĩ.

     

    Vậy nên để điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả thì bên cạnh việc giải quyết nguyên nhân gây bệnh của bản thân, người bệnh còn cần chú trọng việc điều huyết, thông kinh, làm tan máu ứ. Có như vậy thì mới ngăn ngừa được bệnh tái phát trở lại.

     

    Nhận biết ngay dấu hiệu bệnh trĩ để kịp thời điều trị

     

    Chuyên gia, bác sĩ Tuyết Lan tư vấn: Nếu gặp phải những vấn đề dưới đây, gần như có thể chắc chắn bạn đã bị bệnh trĩ:

     

    - Táo bón lâu ngày

     

    - Đại tiện ra máu

     

    - Cảm giác vướng, cộm vùng hậu môn

     

    - Ngứa ngáy và đau rát hậu môn

     

    - Nếp gấp hậu môn sưng phồng

     

    - Có gì đó lồi ra ngoài hậu môn

     

    Một khi nhận thấy cơ thể mình có những dấu hiệu kể trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay. Không nên vì ngại ngùng mà cố chịu đựng vì trĩ không phải là căn bệnh của riêng ai.

     

    Với nhịp sống hiện đại, ngày càng nhiều người mắc bệnh trĩ vì những nguyên nhân mà chúng ta chẳng mấy khi ngờ đến.

     

     

    Điểm qua các phương pháp chữa bệnh trĩ hiện nay

     

    Trĩ là căn bệnh phổ biến, tuy nhiên để điều trị bệnh một cách dứt điểm lại không hề dễ. Vậy nên có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh trĩ, nhưng được phân làm 2 loại chính là phương pháp Tây y và phương pháp Đông y.

     

    Dù là điều trị bằng Tây y hay Đông y thì mỗi cách đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp Đông y vẫn được ưa chuộng hơn cả vì cách điều trị an toàn hơn.

     

    Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa Tây y

     

    Với phương pháp Tây y, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc nếu bệnh mới chỉ ở mức độ nhẹ. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng kết hợp các loại thuốc như thế nào. Có rất nhiều loại thuốc cho người bệnh trĩ và được phân ra làm các nhóm sau:

     

    Thuốc co mạch: Phenylephrine, Epinephrine, Norepinephrine

     

    Thuốc giảm đau: Trimebutin, Dibucain, Medicone

     

    Kháng sinh, giảm viêm: Penicillin, Aspirin, Acetaminophen

    Thuốc bôi: Proctolog, Mastu S, Kem bôi trĩ chữ A của Nhật

     

    Thuốc đặt: Avenọc, Witch Hazel, Calmol

     

    Thuốc chữa trĩ thường giúp giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng, nhưng theo như phản hồi của nhiều bệnh nhân, sau khi dừng thuốc thì bệnh lại như cũ.

     

    Ngoài ra, thuốc Tây cũng hay đi kèm nhiều tác dụng phụ như nổi mề đay, sưng phù, mẩn ngứa, đau dạ dày… Vì vậy người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài.

     

     

    Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp ngoại khoa

     

    Trong trường hợp nặng hơn, bệnh nhân có thể thực hiện các thủ thuật như chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại,… Các phương pháp này được thực hiện một cách nhanh chóng, tuy nhiên sẽ gây ra một số đau đớn và khó chịu.

     

    Trong quá trình điều trị cũng sẽ có nguy cơ bị xuất huyết, nhiễm trùng máu, viêm loét.

     

    Nếu bệnh đã phát triển đến trĩ độ 3, độ 4, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt trĩ. Có nhiều kiểu cắt trĩ như: phương pháp hcpt, phương pháp pph, phương pháp laser,… Cách này giúp loại bỏ hoàn toàn búi trĩ một cách nhanh chóng.

     

    Vậy nhưng, cắt trĩ lại dẫn đến nhiều biến chứng hậu phẫu như hẹp hậu môn, xuất huyết, rối loạn chức năng hậu môn. Thậm chí là sau khi cắt trĩ xong, người bệnh vẫn sẽ có nguy cơ tái phát cao dù đã phải trải qua rất nhiều đau đớn. Đó là bởi vì khí huyết vẫn chưa được khai thông nên tình trạng ứ trệ sẽ lại tiếp diễn tạo thành búi trĩ mới.

     

    Phẫu thuật cắt trĩ tuy loại bỏ búi trĩ nhanh chóng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng

     

    Tóm lại, các phương pháp điều trị bệnh trĩ theo Tây y đều có đặc điểm chung là tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên lại hay kéo theo nhiều vấn đề khác gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh. Vậy nên, hiện nay giải pháp chữa trĩ từ Đông y vẫn là hướng điều trị được bệnh nhân sử dụng nhiều hơn.

     

    Lý do là vì phương pháp Đông y chỉ cho bệnh nhân sử dụng thuốc, không cần bất cứ can thiệp ngoại khoa nào nên không gây đau đớn. Bên cạnh đó, thuốc Đông y cũng lành tính hơn và cho hiệu quả cao hơn thuốc Tây y, bệnh thuyên giảm thực sự theo thời gian điều trị chứ không tái phát như cũ sau khi ngưng thuốc.

     

     

    Chữa bệnh trĩ bằng Đông y – Giải pháp hiệu quả, an toàn

     

    Hiện nay trên thị trường, thuốc đông y chữa bệnh trĩ rất nhiều, tuy nhiên những ai từng đi du lịch Thái sẽ biết đến loại thuốc Rắn Thái Lan - Hay được gọi thân thiết bằng cụm từ: Thuốc rắn hoàng gia Thái Lan.

     

    Đối với thuốc rắn Hoàng Gia Thái Lan, được gọi từ số 1 đến số 10, mỗi loại sẽ đảm nhiệm chuyên một hoặc một số bệnh khác nhau.

     

    Ở bệnh trĩ, giới thiệu với các bạn lọ thuốc rắn số 1: Kia Tu Tan hay Zia Tu Wan 

     

    Với thành phần được bào chế từ nọc rắn hổ mang chúa cùng các loại rắn khác được kết hợp với thảo dược, chỉ dùng trong vòng 1 tháng bạn đã cảm nhận ngay tình trạng trĩ chuyển biến tốt.

     

     

    Ngoài việc áp dụng phương pháp đặc trị, bệnh nhân trĩ cũng nên chú ý những vấn đề dưới đây để công cuộc chữa bệnh thuận lợi hơn và đạt hiệu quả như mong muốn.

     

    - Đầu tiên, các bạn phải có chế độ ăn uống hợp lý. Người bệnh trĩ nên ăn các thực phẩm nhuận tràng, nhiều chất xơ như: Các loại rau xanh, ngũ cốc, đu đủ, khoai lang, chuối tiêu,… Uống nhiều nước, tiêu chuẩn mỗi ngày trung bình từ 1,5-2 lít.

     

    - Những thứ cần tránh nạp vào cơ thể: thức ăn cay, nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

     

    - Tiếp theo, các bạn nên thường xuyên đi lại, không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, tăng cường vận động thể chất, tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga. Người bị bệnh trĩ được khuyên nên chú trọng tập phần cơ kegel.

     

    - Khi bị trĩ, người bệnh sẽ không thể tránh khỏi tình trạng đi ngoài ra máu do vùng hậu môn bị tổn thương. Vậy nên cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm để tránh bị viêm nhiễm. Cũng không nên sợ đau mà nhịn đi đại tiện vì như thế sẽ chỉ khiến cho bệnh thêm trầm trọng.

     

    - Một thói quen nữa mà người bị trĩ nói chung nên làm đó là tập đi đại tiện vào một khung giờ nhất định hàng ngày. Điều này sẽ giúp bộ máy tiêu hóa đi vào guồng cố định, tránh được tình trạng táo bón và đi cầu ra máu.

     

    Trên đây là những kiến thức tổng hợp về bệnh trĩ để giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách để điều trị thật an toàn và hiệu quả. Với những nguy hiểm tiềm ẩn, trĩ thực sự là một bệnh lý không thể chủ quan và xem nhẹ. Vậy nên đừng e ngại mà hãy đi khám càng sớm càng tốt để có thể điều trị bệnh kịp thời. Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!

     

    Đặt thuốc trị trĩ tại:

    - Kia Tu Tan: https://hangthaichinhhang.net/thuoc-ran-thai-lan-so-1-kia-tu-tan-giai-doc-dan/

    - Zia Tu Wan:https://hangthaichinhhang.net/thuoc-ran-thai-lan-so-1-zia-tu-wan-giai-doc-dan/

     

    Liên hệ để biết thêm thông tin theo Hotline 0367.398.006