Bệnh Tiểu Đường – Mối nguy tiềm ẩn chớ coi nhẹ!

Ngày: 29/09/2021 - Admin
Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do bệnh tiểu đường rất cao, đứng thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư. Điều đáng nói, nguyên nhân chính gây tử vong không phải do đường huyết cao mà đến từ các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Nội dung chính

    Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng cho đến khi chuyển biến nặng. Hiện tại bệnh đang có xu hướng trẻ hóa gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho sức khoẻ của thế hệ trẻ. Vậy mắc bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Dấu hiệu của bệnh là gì? Bệnh tiểu đường biến chứng như nào? Người mắc bệnh tiểu đường có chữa được không? Bài viết hôm nay của Hàng Thái Chính Hãng sẽ giải đáp cho các bạn nhé!

     

    Bệnh tiểu đường là gì?

     

    Bệnh tiểu đường là gì?

     

    Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hoá Cacbohydrat, mỡ và protein khi hoocmon Insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, có đặc điểm tăng lượng đường huyết; người mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thường đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm, do đó cảm thấy khát nước thường xuyên. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,...

     

    Nguyên nhân cốt lõi của bệnh tiểu đường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu thậm chí thừa). Người bệnh cần kiểm soát lượng đường trong máu, thường xuyên theo dõi, giữ cho lượng đường nằm trong mức an toàn - gần với người bình thường.

     

    Triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

     

    Triệu chứng bệnh tiểu dường

     

    Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người có thể khác nhau. Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh đái tháo đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng gì. Một số người không phát hiện ra họ bị bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện chung như sau:

     

    - Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều.

     

    - Thường xuyên cảm thấy đói và cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều.

     

    - Sụt cân không rõ nguyên nhân.

     

    - Mắt mờ không nhìn rõ.

     

    - Cảm thấy kiệt sức và cực kỳ mệt mỏi.

     

    - Các vết loét, vết thương rất lâu lành.

     

    Riêng ở nam giới, triệu chứng bệnh tiểu đường còn có thể bao gồm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (ED) và yếu cơ. Ở nữ giới sẽ có thêm nhiễm trùng đường tiết niệu, Nhiễm trùng âm đạo, da khô và ngứa.

     

    Xem thêm: Góc Giải Đáp: Người Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2 có dùng mật ong được không?

    Phân loại bệnh tiểu đường

     

    Phân loại bệnh tiểu đường

     

    Dựa vào triệu chứng và diễn biến của bệnh, Y học nhận dạng bênh thành các loại:

     

    - Đái tháo đường type 1: bệnh xảy ra do tế bào beta tụy bị phá hủy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối. Khoảng 5-10% tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường thuộc loại 1, phần lớn xảy ra ở trẻ em và người trẻ tuổi (dưới 20 tuổi). Các triệu chứng thường khởi phát đột ngột và tiến triển nhanh nếu không điều trị.

     

    - Đái tháo đường type 2: chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin bị giảm là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. Có khoảng 90 - 95 % trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng gần đây xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên

     

    - Đái tháo đường thai kỳ: Được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ chiếm 3 - 5 % số thai nghén; phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ.

     

    Ngoài ra, đái tháo đường do các nguyên nhân khác như: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô,..

     

    Bệnh tiểu đường nguy hiểm là do biến chứng tiểu đường

     

    Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, lượng đường trong máu cao làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Lượng đường trong máu càng cao và thời gian mắc bệnh càng lâu, chính là nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim, thận, mắt, thần kinh, da…. Các biến chứng này khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi, yếu ớt, giảm khả năng lao động và tự chủ trong cuộc sống. Nghiêm trọng hơn là rút ngắn tuổi thọ và dẫn đến tử vong.

     

    Biến chứng bệnh tiểu đường

     

    Các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh với các tổn thương trên toàn bộ cơ thể:

     

    Biến chứng tim mạch: Người bệnh tiểu đường thường có chỉ số cholesterol (mỡ máu) cao, gây xơ vữa động mạch vành, làm giảm tưới máu đến tim và tăng nguy cơ nhồi máu tim, có thể lấy đi tính mạng trong vài giờ ngắn ngủi.

     

    - Đột quỵ não: Mảng xơ vữa xuất hiện trên mạch máu não làm tăng nguy cơ đột quỵ não và tử vong ở người bệnh.

     

    - Suy thận: Lượng đường huyết tăng cao lâu ngày là một trong những nguyên nhân khiến cho bộ lọc của cầu thận bị phá huỷ. Chức năng thận của người bệnh bị suy giảm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ.

     

    - Biến chứng bệnh đái tháo đường lên mắt: Hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt, nhẹ thì gây giảm thị lực, nặng có thể dẫn tới mù lòa vĩnh viễn cho người bệnh. Đường huyết không được kiểm soát tốt sẽ phá hủy mạch máu và mô thần kinh ở võng mạc, gây ra bệnh võng mạc.Tình trạng này có thể được quản lý thông qua kiểm tra mắt thường xuyên và kiểm soát giữ mức glucose máu và lipid bình thường hoặc gần bình thường.

     

    - Biến chứng lên hệ thần kinh: Lượng glucose trong máu và huyết áp quá cao gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể, ảnh hưởng đến các vấn đề về tiêu hóa, rối loạn cương dương và nhiều chức năng khác. Trong đó bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi, đặc biệt là bàn chân. Tổn thương thần kinh ở những vùng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa ran và mất cảm giác. Mất cảm giác là dấu hiệu đặc biệt quan trọng vì nó có thể cho phép chấn thương không được chú ý, dẫn đến +nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể phải cắt cụt chi. Những người đái tháo đường có nguy cơ bị cắt cụt chi có thể cao gấp 25 lần so với người không có đái tháo đường.

     

    - Hôn mê do tiểu đường: Khi đường huyết tăng cao hoặc hạ xuống quá thấp, người bệnh đều phải đối diện với nguy cơ hôn mê và tử vong cao. Dưới đây là các mức chỉ số người tiểu đường cần chú ý:

     

    + Đường huyết < 4 mmol/l: Hôn mê do hạ đường huyết

     

    + Đường huyết > 13.3 mmol/l: Hôn mê do nhiễm toan ceton, thường gặp ở tiểu đường type 1

     

    + Đường huyết > 33.3 mmol/l: Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu, thường gặp ở tiểu đường type 2

     

    - Biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra cực kỳ nguy hiểm:

     

    + Tăng trưởng vượt mức (thai to) dẫn đến khó khăn khi sinh thường, tăng nguy cơ sinh mổ

     

    + Lượng đường trong máu thấp (Hạ đường huyết sơ sinh)

     

    + Có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 khi trẻ trưởng thành

     

    + Tử vong

     

    + Đối với mẹ bầu có thể dẫn đến tình trạng tiền sản giật hoặc bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo

     

    Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do bệnh tiểu đường rất cao, đứng thứ 3 chỉ sau tim mạch và ung thư. Điều đáng nói, nguyên nhân chính gây tử vong không phải do đường huyết cao mà đến từ các biến chứng của bệnh tiểu đường. Cụ thể, tỷ lệ tử vong do biến chứng tim mạch của người tiểu đường cao gấp 1,8 lần và tỷ lệ tai biến mạch máu não cao gấp 2,4 lần so với người bình thường. Do đó, chúng ta cần đặc biệt phòng tránh và theo dõi điều trị bệnh.

     

    Xem thêm: Cẩn trọng với Bệnh Phong Hàn: “Khởi đầu bách bệnh”

    Đối với người đã mắc bệnh tiểu đường cần kiểm soát lượng đường trong máu, thường xuyên theo dõi, giữ cho lượng đường nằm trong mức an toàn tránh bệnh chuyển biến sang các biến chứng khác. Người bệnh cần kết hợp tốt các giải pháp bao gồm: tuân thủ sử dụng thuốc điều trị, kiểm soát chế độ ăn hằng ngày, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, hạn chế hoặc ngừng uống rượu,theo dõi huyết áp và mỡ máu ,chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo biến chứng tiểu đường và sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết.

     

    Bạn có thể tham khảo “Sữa Ong Chúa”, đây là sản phẩm rất có lợi cho người bệnh tiểu đường. Sản phẩm giúp tăng cường năng lượng, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà cơ thể đang thiếu. Sữa ong chúa có thể xem là một kho các vitamin, khoáng chất với hơn 22 loại axit amin, trong đó có 8 axit amin cực kỳ cần thiết cho cơ thể. Các hợp chất như crom, sulphur có trong sữa ong chúa cũng có đặc tính giống như insulin, giúp bảo vệ khỏi bệnh tiểu đường. 

     

    Sữa ong chúa dành cho người bệnh tiểu đường

     

    Mua ngay:  SỮA ONG CHÚA FRESH ROYAL JELLY THÁI LAN  đảm bảo nguyên chất, an toàn cho cơ thể.

    Hy vọng những chia sẻ phía trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường, mọi thắc mắc bạn có liên hệ ngay với Hangthaichinhhang.net qua số hotline: 0367.398.006 để được giải đáp nhé!